Điều gì sẽ xảy ra nếu Hy Lạp rời EU?

25/05/2012 14:23 GMT+7

(TNO) Viễn cảnh Hy Lạp rời khỏi eurozone đang ngày càng trở nên rõ nét hơn khi mà trong lần bầu cử sắp tới, người dân nước này tỏ ra nghiêng hẳn về phía các đảng có chủ trương phản đối yêu cầu cắt giảm chi tiêu công của EU. Vậy điều gì sẽ xảy ra khi Hy Lạp không còn là thành viên của Liên minh châu u?

(TNO) Viễn cảnh Hy Lạp rời khỏi eurozone đang ngày càng trở nên rõ nét hơn. Quốc gia Địa Trung Hải này đã không thể thành lập chính phủ mới trong cuộc bầu cử mới đây.

>> Hy Lạp phải bầu cử lại vì không tìm ra chính phủ mới

Trong lần bầu cử lại sắp tới, người dân nước này nhiều khả năng sẽ dồn phiếu cho các đảng có chủ trương phản đối yêu cầu cắt giảm chi tiêu ngân sách của Liên minh châu u (EU), vốn là điều kiện để EU rót tiền cứu Hy Lạp.

Tuy nhiên, không có tiền viện trợ quốc tế thì chính phủ Hy Lạp sẽ khó có thể trả các khoản nợ công khổng lồ. Các ngân hàng trong nước sẽ phá sản và Ngân hàng Trung ương châu u nhiều khả năng sẽ buộc phải tách Hy Lạp ra khỏi khối sử dụng đồng tiền chung. Khi ấy, chuyện gì sẽ xảy đến với Hy Lạp và EU?

Sau đây là các khả năng có thể xảy ra, theo BBC:

Hy Lạp vỡ nợ

Không thể mượn tiền từ bất kỳ nước nào, chính phủ Hy Lạp sẽ không còn đồng euro chi tiêu, và sẽ buộc phải cố gắng duy trì các khoản trợ cấp an sinh xã hội và trả lương cho nhân viên nhà nước bằng IOU (viết tắt của "I Owe You", tạm dịch: "tôi nợ anh" - là một dạng chứng từ vay nợ mà không có thời hạn trả) cho đến khi một loại nội tệ mới được in ra lưu thông. 

Ngoài ra, Hy Lạp sẽ phải ngưng hoàn toàn việc trả nợ, bao gồm cả khoản tiền trị giá 240 tỉ euro mà nước này đã vay từ EU và Quỹ Tiền tệ Quốc tế dưới dạng viện trợ tài chính. Điều này đồng nghĩa với việc các ngân hàng Hy Lạp buộc phải tuyên bố phá sản.

Hy Lạp rơi vào suy thoái

Hệ thống ngân hàng sụp đổ. Tài khoản tiết kiệm của người dân bị đóng băng. Doanh nghiệp phá sản. Giá cả hàng hóa nhập khẩu - vốn chủ yếu là lương thực và thuốc men - sẽ tăng gấp đôi, gấp ba và thậm chí là gấp bốn lần do đồng nội tệ mới của Hy Lạp có giá trị rất thấp.

Trong khi đó, hệ thống ngân hàng sụp đổ sẽ khiến người dân Hy Lạp không có tiền để nhập hàng về. Và khi ấy, ngành du lịch Hy Lạp - vốn là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất nước này - có thể sẽ bị tê liệt vì bất ổn chính trị và xã hội.

Khủng hoảng ngân hàng châu u

Người dân Hy Lạp có lẽ sẽ đổ xô đi rút sạch tiền tiết kiệm trước khi chúng bị đóng băng và đem đổi lấy đồng nội tệ mới dù biết giá trị tiền dành dụm của mình sẽ bị giảm đi phân nửa hoặc hơn.

Cuộc tháo chạy khỏi ngân hàng của người dân Hy Lạp có lẽ sẽ khiến những người chuyên sống nhờ vào tiền tiết kiệm tại Tây Ban Nha và Ý, là những quốc gia châu u khác đang gặp khủng hoảng nợ công, chuyển tiền của họ sang những nơi an toàn hơn, như vào ngân hàng Đức.

Điều này sẽ gây ra một cơn khủng hoảng ngân hàng tại khu vực nam u và có thể sẽ lan ra toàn cầu, gây nên một cơn đại khủng hoảng tài chính như năm 2008.

Để đối phó với tình hình này, Ngân hàng Trung ương châu u nhiều khả năng sẽ phải chi ra hàng ngàn tỉ euro để giải cứu hệ thống ngân hàng các nước nói trên.

Doanh nghiệp phá sản hàng loạt

Khi Hy Lạp rời khỏi EU thì cũng là lúc các doanh nghiệp Hy Lạp đối mặt với một thảm họa về mặt tài chính và pháp lý.

Một vài hợp đồng làm ăn với các nước thành viên EU sẽ phải quy đổi ra đồng nội tệ mới theo quy định của luật pháp Hy Lạp, trong khi luật châu u lại quy định giá trị hợp đồng tính bằng euro.

Hậu quả là các hợp đồng này sẽ bị đưa ra tòa án để phân xử xem liệu có nên đổi chúng sang đồng nội tệ mới hay không.

Ngoài ra, các công ty Hy Lạp đã vay euro từ các ngân hàng nước ngoài sẽ không có khả năng trả nợ do lợi nhuận của họ sẽ được tính bằng đồng nội tệ mới, vốn có giá trị quy đổi rất thấp so với euro. Điều này đồng nghĩa với việc các ngân hàng nước ngoài và các đối tác làm ăn với doanh nghiệp Hy Lạp sẽ chịu lỗ to.

Khủng hoảng nợ công trầm trọng

Nợ công ở đây chính là tiền mà chính phủ vay từ người dân hoặc từ các nhà đầu tư nước ngoài thông qua việc bán trái phiếu. Nếu Hy Lạp ra khỏi EU, khi ấy các nhà đầu tư chắc chắn sẽ trở nên dè dặt trong việc cho các nước đang gặp khủng hoảng khác trong eurozone vay tiền.

Hậu quả là Tây Ban Nha và Ý sẽ thiếu tiền trầm trọng và sẽ phải cầu cứu viện trợ từ EU. Ngay cả tại thời điểm hiện tại, Ngân hàng Trung ương châu u cũng không có đủ tiền huy động cho hai nước nói trên.

Thị trường tài chính biến động

Việc Hy Lạp rời EU sẽ khiến các nhà đầu tư và ngân hàng trên khắp thế giới bán tháo các khoản đầu tư có độ rủi ro cao và chuyển tiền sang các kênh khác an toàn hơn. Thị trường chứng khoán khi ấy sẽ sụt giảm mạnh.

Trong khi đó, các kênh đầu tư khác như USD, yên Nhật, đồng franc Thụy Sĩ, vàng và thậm chí là cả đồng bảng Anh sẽ tăng nhanh. Điều này sẽ giúp hạ giá dầu và tạo điều kiện cho các nước có đồng nội tệ ổn định như Mỹ, Nhật, Đức và Anh vay vốn với lãi suất thấp.

Làn sóng phản đối tăng cao

Do chính quyền các nước thành viên EU và Ngân hàng Trung ương châu u thiệt hại nặng từ việc Hy Lạp không thể trả được nợ, dư luận tại Đức có lẽ sẽ chuyển qua chống đối kịch liệt việc bơm tiền giải cứu các quốc gia đang lâm vào tình cảnh nợ nần như Hy Lạp là Tây Ban Nha và Ý.

Áp lực từ phía công chúng tăng mạnh sẽ làm lộ việc Ngân hàng Trung ương châu u luôn âm thầm rót tiền cho các nước gặp khó khăn vay trong vài tháng gần đây và khiến cơ quan này khó có thể tiếp tục giúp các nền kinh tế đang suy thoái.

Châu u suy thoái

Khi Hy Lạp rút khỏi eurozone, các ngân hàng châu u có lẽ sẽ bị buộc phải cắt giảm lãi suất cho vay. Các doanh nghiệp sẽ đầu tư dè dặt do lo ngại về tương lai của khối sử dụng đồng tiền chung.

Trong khi đó, người dân bình thường có lẽ sẽ bớt chi tiêu do lo sợ trước những thông tin kinh tế ảm đạm tràn ngập mặt báo. Tất cả những điều này cộng lại sẽ đẩy châu u lún sâu vào suy thoái.

Tuy nhiên, chỉ một tín hiệu vui nhỏ nhoi đó là xuất khẩu của các nước châu u khi ấy có lẽ sẽ khởi sắc do đồng euro mất giá. Nhưng bù lại thì điều này lại làm yếu đi các nền kinh tế lớn như Mỹ, Anh và Nhật.

Kinh tế Trung Quốc, vốn đã đang tăng trưởng chậm lại, có thể cũng sẽ rơi vào suy thoái.

Hoàng Uy

>> Pháp, Đức bất đồng về EU
>> Tiền nào, của nấy
>> Dùng dằng “đi hay ở” khỏi eurozone của Hy Lạp khiến chứng khoán lao dốc
>> Lãnh đạo G8 muốn Hy Lạp ở lại trong Liên minh châu u
>> Đảng cực hữu trỗi dậy ở Hy Lạp
>> Hy Lạp có thủ tướng tạm quyền

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.