Theo đó, một số địa phương có nhiều điểm nóng sạt lở như cửa biển Sông Đốc (H.Trần Văn Thời), Tam Giang (H.Ngọc Hiển), Bồ Đề (H.Năm Căn)...
Đây là những cửa biển có độ sạt lở từ 3-5m sâu vào đất liền. Một số tuyến sông như sông Cửa Lớn do ảnh hưởng lớn của dòng chảy nên hằng năm có khoảng 4-5m đất (sâu vào đất liền) bị nước cuốn trôi.
Ngoài các điểm nóng trên, Cà Mau còn đối mặt với nguy cơ sạt lở một số điểm ở tuyến đê biển Tây, đê biển Đông...
Tại tuyến đê biển Tây, mấy năm gần đây nước biển dâng cao cùng với sóng to gió lớn làm nhiều đoạn đê bị tàn phá nặng nề.
Theo Chi cục Thủy lợi tỉnh Cà Mau, tuyến đê biển Tây hiện có 7.560 m bị sạt lở nghiêm trọng, cần bảo vệ gấp. Trong số này, có trên 6.000 m không còn rừng phòng hộ nên sóng biển mặc sức đập thẳng vào thân đê, khiến nhiều đoạn đứt gãy, gây nguy cơ vỡ đê bất cứ lúc nào.
Gia Bách
>> Kinh hoàng biển xâm thực đất Quảng Nam
>> Cảnh báo lũ trên các sông bắc Trung bộ
>> Miền Bắc mưa trên diện rộng
>> An Giang: Ban bố tình trạng sạt lở khẩn cấp
>> Sạt lở sông Tiền, 14 hộ dân mất nhà
>> Mưa lũ làm 8 người chết
>> Di dời khẩn cấp các hộ dân trong vùng sạt lở
>> Sông Hậu tiếp tục sạt lở, đe dọa hàng trăm người dân
>> Đào giếng, một người chết
>> Miền Bắc tiếp tục mưa lớn trên diện rộng
Bình luận (0)