Trong báo cáo, SIPRI cho biết trong khi tổng số vũ khí hạt nhân trên thế giới đã giảm, các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân đang chọn lựa những phiên bản vũ khí tinh vi hơn và không thể hiện dấu hiệu giải trừ quân bị hoàn toàn.
Tổng cộng, năm quốc gia được công nhận sở hữu hợp pháp vũ khí hạt nhân - Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh và Mỹ - sở hữu khoảng 19.000 vũ khí hạt nhân tính từ đầu năm nay. Trong số đó, có 2.000 vũ khí được giữ trong tình trạng sẵn sàng hoạt động cao.
Bất chấp xu hướng sụt giảm, các quốc gia có vũ khí hạt nhân đã phát triển các hệ thống phóng vũ khí hạt nhân hoặc đang trong tiến trình thực hiện điều này. SIPRI cho biết các quốc gia đó dường như muốn tiếp tục giữ kho vũ khí hạt nhân vô hạn định.
“Bất chấp việc thế giới đã khơi lại sự quan tâm về những nỗ lực giải trừ quân bị, hiện không có quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân nào thể hiện ý định từ bỏ vũ khí hạt nhân ngoại trừ sự sốt sắng khoa trương”, nhà nghiên cứu cao cấp Shannon Kile của SIPRI nói trong một thông báo đăng trên website của tổ chức.
Quốc gia |
Đầu đạn triển khai * |
Đầu đạn khác |
Tổng số 2012 |
Tổng số 2011 |
Mỹ |
2.150 |
5.850 |
8.000 |
8.500 |
Nga |
1.800 |
8.200 |
10.000 |
11.000 |
Anh |
160 |
65 |
225 |
225 |
Pháp |
290 |
10 |
300 |
300 |
Trung Quốc |
0 |
200 |
240 ** |
240 |
Ấn Độ |
0 |
80-100 |
80-100 |
80-100 |
Pakistan |
0 |
90-110 |
90-110 |
90-110 |
Israel |
0 |
80 |
80 |
80 |
Tổng số |
4.400 |
14.600 |
19.000 |
20.530 |
(* Đầu đạn triển khai nghĩa là đầu đạn được gắn vào tên lửa hoặc đặt tại căn cứ của các lực lượng sẵn sàng hành động; ** Trung Quốc không có vũ khí hạt nhân triển khai song có 200 đầu đạn hoạt động cộng với khoảng 40 vũ khí trong tình trạng sẵn sàng thấp, thành 240 vũ khí hạt nhân)
Sơn Duân
>> Úc lên kế hoạch chiến tranh với Trung Quốc
>> Triều Tiên tự nhận là cường quốc hạt nhân
>> Iran buôn lậu vũ khí bằng máy bay dân sự
>> Tướng Mỹ xem thường sức mạnh vũ khí hạt nhân Trung Quốc
>> Triều Tiên tự nhận là cường quốc hạt nhân
>> Nga thử thành công tên lửa xuyên thủng lá chắn tên lửa
>> Pakistan sắp thử tên lửa hạt nhân
Bình luận (0)