Theo thông cáo báo chí từ Đại học Bristol (Anh), một nhóm chuyên gia tại đây đã tìm ra dấu vết cho thấy con người biết nuôi gia súc lấy sữa từ mấy ngàn năm trước.
Kết quả phân tích các loại axít béo được tìm thấy bên trong những vò gốm thô tại một khu khảo cổ ở Libya đã xác định đây là sản phẩm của quá trình xử lý sữa.
|
Khoảng 10.000 năm trước, vùng sa mạc Sahara ẩm ướt và xanh tươi hơn hiện nay, cho phép tổ tiên con người sống theo kiểu bán di trú, biết dùng gốm, săn bắt và hái lượm ngũ cốc dại trong tự nhiên.
Sau đó, cách đây khoảng 7.000 đến 5.000 năm trước, khu vực trở nên khô cằn hơn, buộc cư dân chuyển sang lối sống thiên về du mục, và gia súc đóng vai trò quan trọng trong đời sống của họ.
Trong khi các chuyên gia phát hiện được nhiều tác phẩm nghệ thuật trên đá có ghi lại hình ảnh của gia súc tại khắp vùng Sahara, vẫn chưa tìm thấy chứng cứ trực tiếp về việc người thời xưa nuôi gia súc để lấy sữa, cho đến khi Đại học Bristol công bố báo cáo trên.
Phát hiện này cũng cung cấp nền tảng mới cho các nghiên cứu về sự tiến hóa của gien kháng đường lactose, và có vẻ như quá trình đó đã bắt đầu xuất hiện khi con người chuyển sang dùng sữa gia súc, theo các chuyên gia.
Hạo Nhiên
>> Viên ngọc trai tự nhiên cổ nhất thế giới
>> Pha "cụp lạc" hóa thạch rùa 47 triệu năm
>> Khai quật khảo cổ vùng thung lũng sông Tang
>> Thành nhà Hồ niềm tự hào đất Việt
Bình luận (0)