Theo Phó giám đốc Sở Công thương Lạng Sơn Bùi Gia Tuấn, bảo vệ NTD ở các mặt hàng thuộc nhóm hàng lương thực, thực phẩm rất quan trọng nhưng thực hiện lại rất khó. Đặc thù của mặt hàng này là chi phí cho mỗi lần tiêu dùng không nhiều nhưng lại được sử dụng thường xuyên, hằng ngày cho tất cả mọi NTD. Trong khi đó, đại bộ phận người kinh doanh là các hộ kinh doanh nhỏ, không thường xuyên, không đăng ký kinh doanh. Do vậy, ông Tuấn đề nghị “cần có biện pháp để bảo vệ NTD ở nhóm hàng này”.
Giải pháp khác để bảo vệ quyền lợi cho NTD một cách thiết thực, theo đề xuất của ông Khúc Hồng Duy, đại diện Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, nên hình thành các quỹ bảo vệ NTD với một số ngành hàng mang tính chất nhạy cảm như điện, nước, vận tải hàng không, vận tải đường sắt, bưu chính viễn thông... “Các DN kinh doanh ngành hàng trên phải đóng kinh phí theo doanh thu để chi trả cho NTD khi ngừng cung cấp dịch vụ bởi bất kỳ lý do gì để NDT có thể sử dụng dịch vụ khác, hay bị thiệt và người cung cấp dịch vụ phải khắc phục thiệt hại này”, ông Duy nói. Đại diện Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cũng đồng thời kiến nghị nên bắt buộc các tổ chức, cá nhân kinh doanh các mặt hàng có nguy cơ gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của con người, vật nuôi, cây trồng phải mua bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm.
Bảo Cầm
>> Niềm tin người tiêu dùng xuống thấp
>> Người tiêu dùng bị móc túi: Đường đi của giá
>> Đủ kiểu “móc túi” người tiêu dùng
Bình luận (0)