Theo Thân Thị Thư, cách dạy sử hiện nay có rất nhiều vấn đề. Thầy cô mà Thư học thật sự có tâm huyết, muốn truyền thụ những kiến thức tốt nhất cho học sinh, nhưng do thời gian dành cho môn học này không nhiều, nên chỉ thiên về việc nhồi nhét kiến thức, khiến học sinh như bị bội thực. “Em biết, nhiều thầy cô dạy môn này cũng thấy buồn lòng lắm vì học sinh tỏ ra không mặn mà, thậm chí chán ghét. Nhưng với phương pháp giảng dạy như hiện nay thì học sinh khó có thể yêu được môn sử”, Thư nói.
Hỏi Thư nếu em là giáo viên thì em sẽ làm gì để thay đổi, Thư thật thà nói: “Em thật sự chỉ nắm được cái cốt lõi là phải thay đổi cách dạy, phải biến những bài dạy sử thành những buổi nói chuyện, mà ở đó giáo viên và học sinh tìm được sự đồng điệu, khơi gợi được sự hứng thú. Còn phương pháp như thế nào, em nghĩ trong những ngày học ĐH, với sự giúp đỡ của giảng viên, em sẽ nghiên cứu bằng được phương pháp đưa môn sử vào tâm hồn học sinh một cách dễ dàng nhất”.
Ý nghĩ này xuất phát khi Thư được tham gia một lớp học sử do một tiến sĩ sử học giảng dạy. Cách dạy của vị tiến sĩ khiến Thư tin rằng sẽ có lối ra cho vấn đề mình đang suy nghĩ. “Rất nhiều người nói em điên rồ khi muốn thay đổi ngành học, nhưng em nghĩ mình đang đi đúng hướng!”, Thư nói một cách quả quyết.
Thư xuất thân từ một gia đình khó khăn, cha của Thư hằng ngày đạp xích lô, công việc nặng nhọc và thu nhập bấp bênh. Mẹ Thư sáng đi làm thuê, chiều phụ bán quán cháo vịt lấy tiền nuôi chị em Thư. Học lực của Thư chưa bao giờ tụt khỏi vị trí khá - giỏi. 2 năm học lớp 11 và 12, Thư còn giành được giải nhì môn địa lý cấp thành phố. “Em ước mơ thành giáo viên từ nhỏ! Trong mắt em, thầy cô giáo là người có cuộc sống nhẹ nhàng, thanh cao và hết lòng vì học trò”, Thư chia sẻ.
Trong những ngày này, Thư đang tất bật kiếm việc làm thêm để vừa học, vừa làm, không phải là gánh nặng cho mẹ trong quãng thời gian học đại học.
Diệu Hiền
>> Rơi nước mắt khi tới thăm thủ khoa nghèo
>> Thủ khoa Trường CĐ Thương mại Đà Nẵng đạt 28 điểm
>> Đôi bạn thủ khoa ở Trường chuyên Hà Tĩnh
>> Thủ khoa báo chí và ước mơ làm Game show về lịch sử Việt Nam
>> Khen thưởng thủ khoa đạt 30 điểm
>> Thủ khoa từng hai lần bỏ học vì nhà quá nghèo
>> Bí quyết của các thủ khoa
>> Thủ khoa 30 điểm ở ĐH Y dược TP.HCM
>> Cậu học trò đỗ “thủ khoa” hai lần
>> Cậu học trò hư trở thành thủ khoa
>> Thủ khoa thứ 5 đạt 29 điểm
>> Học trường làng, đỗ thủ khoa ĐH Ngoại thương
Bình luận (0)