Lẽo đẽo đeo bám du khách trên phố cổ - Ảnh: Trường Phong
|
Chăn gà Tây ở phố cổ
Với không ít người bán hàng rong ở khu vực phố cổ, những du khách nước ngoài là đối tượng dễ lừa bịp, moi tiền. Lợi dụng sự khác biệt ngôn ngữ, sự cả tin của du khách, một số đối tượng lừa gạt, kiếm tiền bất chính.15h, trước cửa ngôi nhà cổ trên phố Mã Mây tấp nập du khách nước ngoài vì có chương trình biểu diễn nghệ thuật đàn Đào Xá và nghệ thuật sắp đặt đương đại.
Hai phụ nữ bán hàng rong án ngữ ngay cổng vào, trên tay đủ các loại đồ lặt vặt, từ vòng tay, vòng chân, mũ vải, đến quạt giấy, khăn mặt… Hầu như du khách nào muốn vào trong nhà, đều phải qua cửa ải của hai người này.
Đôi bạn trẻ người nước ngoài đi ngang qua, hai phụ nữ liền xồ ra. “Hello” - một trong hai phụ nữ bán hàng rong cất tiếng. Đôi bạn trẻ chào lại.
Nữ du khách nước ngoài ái ngại khi bị phụ nữ bán hàng rong đeo chiếc vòng vào tay
và ép mua - Ảnh: Trường Phong |
Tưởng cá đã cắn câu, người phụ nữ tiếp cận, rồi rất nhanh xỏ chiếc vòng vào tay cô gái trẻ, mặc cho nữ khách liên mồm No, thank you! Gần chục phút sau, nữ du khách mới thoát khỏi chiếc vòng kim cô của người bán rong này... Không đeo bám thành công, người phụ nữ quay trở lại cửa căn nhà, tiếp tục phục kích.
|
Không
phải chờ lâu, lại có hai du khách nước ngoài đi qua. Cũng với chiêu
thức đó, người bán hàng rong lao ra. Chiếc vòng lại được xỏ vào tay cô
gái. Bao nhiêu tiền? - người phụ nữ người nước ngoài hỏi bằng tiếng Anh -
Một trăm nghìn đồng- phụ nữ bán hàng rong nói bằng tiếng Anh bồi rồi ra
ký hiệu bằng tay.
Nữ du khách có vẻ không hài lòng, nhưng bị nài
nỉ dữ quá, đành miễn cưỡng rút tiền trả cho phụ nữ nọ, rồi quay đi cùng
cái lắc đầu.
Ở đầu phố, một phụ nữ gánh dứa ngồi phục du khách.
Một chiếc đòn gánh, hai cái mẹt và bốn sợi dây nối thành một gánh hoa
quả. Hầu như ngày nào người phụ nữ này cùng đồ nghề của mình cũng hoạt
động ở phố cổ, từ Hàng Bè, Mã Mây, Hàng Bạc…
Thấy sắp có người
nước ngoài đi qua, người phụ nữ đứng dậy, với lấy chiếc đòn gánh, dâng
sẵn lên ngang ngực. Người đàn ông ngoại quốc vừa đến nơi, người phụ nữ
lao tới, dâng chiếc quang gánh định đặt lên vai. Cảnh giác, nam du khách
né được, nhảy xuống đường.
Đó là một chiêu kiếm tiền thường xảy
ra ở phố cổ. Những người bán hoa quả thường tìm cách đặt quang gánh lên
vai du khách, sau đó đòi tiền phí chụp ảnh với quang gánh. Gặp vị khách
dễ tính thì đòi một vài trăm nghìn, khó thì cũng đòi một vài chục.
Nếu
không, những người bán hàng xách luôn mấy quả dứa đã gọt trong túi
nilon, dúi vào tay du khách, sau đó hoa chân múa tay… tính tiền.
Dù đã có quạt trên tay, nhưng những người nước ngoài này vẫn bị người bán hàng
rong gạ mua quạt - Ảnh: Trường Phong |
“Cho họ chụp ảnh vui ấy mà. Cho gánh thử, họ vui mới mua hàng” - Vừa gọt dứa, bà chủ gánh hàng vừa phân bua. Nói thế, nhưng chỉ năm phút sau, khi PV Tiền Phong trở lại, đã bắt gặp chị đôi co với khách về việc chụp ảnh với gánh hàng mà không chịu trả tiền.
Dọc các tuyến phố cổ Hà Nội, đội ngũ bán hàng rong luôn bám sát những du khách ngoại quốc. Họ tìm đủ mánh khóe để buộc người nước ngoài phải mua hàng.
Thấy du khách ngồi trong quán nước, họ len vào, gạ gẫm. Dù bị lắc đầu từ chối, họ vẫn ngồi cạnh, luôn tay quạt một hồi cho du khách, lúc sau bắt khách trả tiền… công quạt. Những người bán nón, vải, mũ… cũng đều có những chiêu riêng với mục đích moi tiền du khách càng nhiều càng tốt.
Đeo ba lô ngược chống trộm
Hơn 17h, gần đền Bà Kiệu trên đường Đinh Tiên Hoàng, rất nhiều người nước ngoài tập kết, chuẩn bị về khách sạn nghỉ ngơi. Đây lại là dịp để những chủ gánh hàng rong quây du khách, thậm chí, nhiều đối tượng hành nghề hai ngón kiếm ăn.
Hai gã đàn ông, một già, một trẻ, đeo túi xách ngang hông, trên tay cầm xấp bản đồ liên tục tiếp cận các đoàn khách du lịch để tiếp thị. Thấy một phụ nữ đi riêng lẻ, một gã tiến tới, xòe tập bản đồ ra trước mặt, miệng nói vội mấy câu tiếng Anh.
Dù nữ du khách liên tục xua tay, người đàn ông này vẫn tiến tới, nói liến thoắng, hoa chân múa tay. Tiến thoái lưỡng nan, nữ du khách đành chấp nhận mua tấm bản đồ Hà Nội với giá 100 nghìn đồng cho thoát nợ.
Du khách này đã phải trả 50.000 đồng do trót chụp ảnh với
gánh hàng rong - Ảnh: Minh Đức |
Một đoàn du khách Hàn Quốc ngang qua. Người đàn ông bán bản đồ nói trên lẽo đẽo theo sau, tiếp cận một người trong đoàn. Thấy chiếc ba lô của khách du lịch đeo bên vai, người đàn ông áp sát, định kéo khóa.
Phát hiện sự chẳng lành, du khách nọ kéo chiếc ba lô về đằng trước, nói to vài câu, mặt tỏ rõ vẻ giận dữ. Đoàn người dừng lại, nhìn về phía người đàn ông này. Rất nhanh, gã bán bản đồ chạy về phố Lò Sũ, cùng đồng nghiệp lẩn vào đám đông, biến mất.
Đang trên phố Hàng Bè, thấy người bán bật lửa dạo đi ngược đường định tiếp cận mình, anh Taylor - du khách người Anh - vội tránh sang bên kia đường. Anh cho biết, được bạn bè rỉ tai, rằng du lịch ở phố cổ Hà Nội, nên tránh xa mấy người bán hàng rong, để không phải mua đồ giá cắt cổ, cũng như tránh bị móc túi.
Cảnh giác hơn, thay vì đeo sau lưng, Taylor đeo balô về phía trước ngực. “Làm thế này yên tâm du ngoạn, không bận tâm việc mất đồ”- du khách đến từ Anh chia sẻ.
Anh Đỗ Quân, một hướng dẫn viên du lịch, dẫn khách tham quan phố cổ Hà Nội cho biết, những vị khách nước ngoài đến đây đều được anh dặn dò kỹ lưỡng: Nên đi theo đoàn, không mua đồ của những người bán hàng rong, vì giá cả thường đắt gấp nhiều lần, hoặc bị lừa hàng kém chất lượng.
“Dù thế, nhiều người vẫn bị bóp như thường. Một chiếc nón, mũ có khi họ phải mua với giá vài chục USD. Có người bị móc mất ví, mất hộ chiếu…, đặc biệt với những người đi riêng lẻ” - anh Quân nói.
Không chỉ du khách nước ngoài, nhiều người trong nước đến phố cổ cũng bị chặt chém. Một du khách đến từ miền Nam tiết lộ, dù đã được bạn bè cảnh báo không nên mua đồ ở phố cổ, nhưng cũng không thoát. Anh mua… ngô luộc bị bóp gấp năm lần so với giá bình thường.
Tấm hộ chiếu có giá... 100 USD Cuối tháng 7 - 2012, một số trang mạng đưa tin về một cô gái người Scotland là nạn nhân của một vụ lấy trộm hộ chiếu ở phố cổ Hà Nội. Cô kể, chỉ vừa cầm hộ chiếu trên tay đã bị mất. “Ai lấy hộ chiếu của tôi vui lòng trả lại hoặc chỉ cho tôi cách nào lấy được. Tôi sẽ đưa thật nhiều tiền” - cô gái vừa khóc vừa giơ cao tờ 100 đô la Mỹ. Ngay sau đó, một phụ nữ khoảng 35 tuổi bước đến khều nhẹ cô gái ngoại quốc và chỉ tấm hộ chiếu ở trên nắp capo chiếc xe hơi đậu gần đó. Cô gái kiểm tra kĩ càng lại tấm hộ chiếu của mình rồi đưa cho người phụ nữ ấy một tờ một trăm đôla Mỹ. |
Theo Trường Phong / Tiền Phong
>> Khách Tây “săn” ảnh chợ nổi tết
>> Khách Tây gói bánh chưng
>> Dạy khách Tây tráng bánh
Bình luận (0)