Không được lấy phụ huynh làm lá chắn

15/08/2012 03:20 GMT+7

Học sinh trên cả nước đã bước vào những ngày tựu trường năm học mới. Thanh Niên có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Vinh Hiển - Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, về những vấn đề trọng tâm của năm học mới.

Học sinh trên cả nước đã bước vào những ngày tựu trường năm học mới. Thanh Niên có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Vinh Hiển (ảnh) - Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, về những vấn đề trọng tâm của năm học mới.

>> Đồng phục
>> Phải có sự thống nhất của phụ huynh về đồng phục
>> Năm học mới, giải quyết vấn đề cũ
>> TP.HCM không tăng học phí năm học mới

 mua đồng phục
Phụ huynh chen nhau mua đồng phục năm học mới tại Trường THCS Hà Huy Tập (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) - Ảnh: Minh Luân

Thưa ông, năm nay Bộ chỉ đạo quyết tâm ngăn chặn tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan. Nếu các địa phương không làm được như quy định của Bộ thì sẽ xử lý như thế nào?

Quy định mới về dạy thêm, học thêm có quy định trách nhiệm của nhà trường, địa phương, các cấp, các ngành. Nếu không có sự phối hợp theo đúng tinh thần đó thì không làm được. Bộ không phải là cơ quan quản lý trên địa bàn về hoạt động GD-ĐT mà là của địa phương. Quy định có rồi, quan trọng là địa phương phải chủ động và thực sự quyết tâm thì sẽ làm được.

 

Có thể chuyển giáo viên THCS, THPT dạy tiểu học

Ngày 14.8, Ủy ban MTTQ TP.HCM tổ chức hội nghị công tác chuẩn bị năm học mới tại TP.HCM với các sở, ngành liên quan. Ông Huỳnh Đăng Linh - Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ TP.HCM, cho biết nhiều quận huyện vẫn đang trong tình trạng thiếu giáo viên mầm non và tiểu học. Ông Lê Hồng Sơn - Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết: “Để giải quyết vấn đề thiếu giáo viên, Sở đang hướng dẫn lấy ý kiến, nguyện vọng giáo viên THCS, THPT đang dư sang học thêm khóa bồi dưỡng để dạy tiểu học”.

M.Luân

Vấn đề là cũng phải có một cơ quan nào đó giám sát việc thực hiện của các địa phương?

Tất nhiên, Bộ vẫn có những hình thức để giám sát, đôn đốc thực hiện. Tuy nhiên, bất cập là nếu Bộ có chỉ ra được sai phạm nhưng chính quyền địa phương ở đó không kiên quyết xử lý thì Bộ cũng không thể “nhảy” vào để xử lý cấp dưới của họ được. Bộ chỉ có thể hạ bậc thi đua, nhưng cái đó chỉ là phần ngọn thôi, quan trọng là phải xử lý tận gốc những mầm mống vi phạm. Bộ kêu gọi sự tích cực vào cuộc tham gia giám sát của người dân.

Sau một năm thực hiện giảm tải, ông đánh giá hiệu quả như thế nào?

Lúc đầu có biểu hiện lúng túng, nhưng sau một thời gian thì các địa phương đã thực hiện khá ổn. Thực ra giảm tải thì không phải cắt giảm gì nhiều nên đánh giá cũng sẽ không thể theo định lượng được. Bộ chỉ yêu cầu không gây quá tải một cách vô lý, như nội dung trùng lắp quá nhiều, một số nội dung quá khó.

Theo điều lệ hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh mà Bộ mới ban hành, phụ huynh không được phép thu góp bất cứ khoản gì cho nhà trường nữa. Liệu điều này có ảnh hưởng gì đến chủ trương xã hội hóa, huy động sự đóng góp của người dân cho GD-ĐT không?

Quan điểm của Bộ là không cấm huy động các khoản đóng góp thực sự tự nguyện. Tuy nhiên, tình trạng lạm thu diễn ra nhiều nhất là lạm thu qua ban đại diện cha mẹ học sinh. Không cấm huy động nhưng huy động gì thì hiệu trưởng phải đứng ra chịu trách nhiệm, thu góp chứ không lấy phụ huynh học sinh ra làm lá chắn.

Bộ cũng đang xây dựng và sắp ban hành thông tư quy định việc quản lý thu chi các khoản thu tự nguyện như thế nào để vận dụng vào trong nhà trường. Tất cả các khoản thu tự nguyện cũng phải đưa vào hệ thống sổ sách kế toán của nhà trường, phải có thiết kế, dự toán, làm xong phải có báo cáo công khai các khoản thu chi.

Tuệ Nguyễn (thực hiện)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.