Côn trùng 230 triệu năm tuổi

29/08/2012 14:15 GMT+7

(TNO) Các nhà khoa học đã tìm thấy những con bọ cổ nhất thế giới từng được phát hiện, lưu giữ trong hổ phách.

(TNO) Các nhà khoa học đã tìm thấy những con bọ cổ nhất thế giới từng được phát hiện, lưu giữ trong hổ phách.

Những sinh vật gây ấn tượng này, gồm một con ruồi và hai con mối, đã được phát hiện trong giọt hổ phách kích thước chỉ vài mm ở miền đông bắc nước Ý, theo chuyên san PNAS.

Chúng có niên đại nhiều hơn 100 triệu năm so với các hổ phách chứa động vật chân đốt, như côn trùng, động vật thuộc lớp nhện và lớp giáp xác từng được tìm thấy trên bề mặt địa cầu.

Côn trùng 230 triệu tuổi
Hổ phách chứa côn trùng 230 triệu năm tuổi - Ảnh: PNAS 

Phát hiện mới làm gợi nhớ loạt phim Công viên Kỷ Jura đình đám một thời vào thập niên 1990, theo đó khủng long đã quay trở lại Trái đất nhờ vào việc nhân bản DNA tìm thấy trong máu của con muỗi được lưu giữ trong hổ phách.

Trưởng nhóm David Grimaldi của Viện Bảo tàng Khoa học tự nhiên Mỹ cho biết, phát hiện trên đã mở đường cho hướng nghiên cứu tiến hóa hiệu quả hơn về sự đa dạng của các sinh vật trên thế giới.

Dù động vật chân đốt xuất hiện từ hơn 400 triệu năm trước, cho đến nay, hổ phách chứa các cá thể nhóm này chỉ được hình thành khoảng 130 triệu năm.

Các giọt hổ phách, hầu hết có chiều dài từ 2 - 6 mm, đã được tìm thấy tại dải Dolomite Alps thuộc Ý.

Phi Yến

>> Nghiên cứu côn trùng lạ hại khoai lang
>> Lầu Năm Góc quan tâm đến cảm biến côn trùng
>> 20 năm tới, con người ăn côn trùng thay thịt!
>> Rô bốt côn trùng

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.