>> Mưa bão làm 7 người chết, 6 người bị thương
>> Thủy điện dày đặc gây hạn hán và lũ lớn
Nhiều năm qua, người dân sinh sống trên các tuyến đường Hải Hồ, Lê Văn Long, Nguyễn Đôn Tiết… luôn phải sống chung với ngập khi mùa mưa bão đến.
Sinh viên lội nước về xóm trọ |
Đoạn đường Hải Hồ đi vào Đại học Đông Á ngập nặng nhất, khoảng 30 - 40 cm.
Không chỉ lội nước đi học, đi làm, sinh hoạt của người dân, sinh viên trọ học càng khổ sở khi ô tô đi qua khu vực gây nên những đợt "sóng" đập vào nhà. Nhiều gia đình, hộ kinh doanh đã phải xây đập ngăn nước trước cửa nhà.
Sinh hoạt người dân đảo lộn vì tình trạng ngập nước |
Theo Công ty thoát nước và xử lý nước thải, khu vực lân cận Đầm Rong 1 có cao trình hiện trạng chỉ khoảng 1,2 đến 1,3 m nên khi mưa lớn kết hợp mực nước sông Hàn dâng cao thì hệ thống thoát nước gần như mất tác dụng.
Trước mùa mưa năm nay, phía Công ty thoát nước và xử lý nước thải đã tiến hành nạo vét tuyến cống Lý Tự Trọng, đoạn từ Hải Hồ đến Đống Đa và đề nghị Công ty TNHH MTV Xây dựng và Phát triển hạ tầng TP.Đà Nẵng trong quá trình thi công tuyến cống từ Hàn Mặc Tử ra sông Hàn phải thường xuyên khơi thông dòng chảy tạm thời.
Đoạn đường Hải Hồ ngập nặng gần 40 cm nước |
Tuy nhiên cho đến nay, tình trạng ngập nước sau mỗi trận mưa kéo dài tại khu vực Đầm Rong 1 vẫn chưa hề được cải thiện.
Trong khi đó, trạm bơm Đa Phước có vốn đầu tư gần 89 tỉ đồng nhằm giải quyết chống ngập cho khu vực Đầm Rong hiện vẫn trong giai đoạn vận hành thử nghiệm.
Người dân xây tường trước nhà để ngăn nước tràn vào |
Theo Sở Xây dựng TP.Đà Nẵng, mức độ ngập úng trên địa bàn hiện rất nghiêm trọng, với 91 điểm ngập nhưng đến tháng 6.2012 mới chỉ giải quyết được 11 điểm, 80 điểm còn lại cần có 313,61 tỉ đồng để xử lý.
Tin, ảnh: Nguyễn Tú
>> Nỗi lo ngập úng
>> Đà Nẵng: Mưa ngập nhiều khu dân cư
>> Đà Nẵng: Ngập úng bao vây nhiều hộ dân
>> Khổ vì ngập nặng
>> Di dời 14 hộ dân trong khu vực nguy hiểm
Bình luận (0)