Phương pháp học toán này vừa được đưa vào thí điểm cho học sinh lớp 7A6 (Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, Q.1, TP.HCM).
|
Trong các giờ học, học sinh phải giải quyết bài tập thông qua những nhiệm vụ thực tế sống động của trò chơi trực tuyến. Do vậy, không khí trong giờ học của các bạn nhỏ khá sôi nổi. Đi tìm ước số chung lớn nhất của hai số 12 và 18, bạn Phạm Hoàng Long thông qua nhiệm vụ sửa nhà gồm lát tường và nền phòng tắm cho NPC (các nhân vật không do người chơi điều khiển), nhanh chóng tìm ra đó là 6. Rồi từ đó xuất hiện hàng loạt câu cần trả lời và lại tìm lời giải qua các nhiệm vụ thú vị. Xung quanh Long, các bạn cũng nhao nhao và phấn khích khi lần lượt hạ gục nhiều quái vật để về đích.
Từ sự hỗ trợ lẫn nhau khá nhịp nhàng trong việc tìm kiếm quái vật và tính toán đường đi, hướng tấn công phù hợp, nên không chỉ Long mà ba bạn còn lại trong nhóm cũng giải quyết nhanh gọn lần lượt các chướng ngại vật, cán đích sớm. “Tụi em cảm thấy thoải mái với cách học qua chơi game online bởi các bài toán được thực tế hóa bằng những câu chuyện, nhiệm vụ ly kỳ, kịch tính với hình ảnh sống động. Vừa học vừa giải trí, kết hợp luyện từ vựng tiếng Anh (học hoàn toàn bằng tiếng Anh - PV), phương pháp này thật hữu ích với em” - Nguyễn Nhật Bảo Quân, cô học trò đạt loại xuất sắc sau khóa học 11 ngày, chia sẻ.
G - Learning là phương pháp học qua trò chơi trực tuyến đã được áp dụng từ năm 2003 tại Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản. Tác giả của phương pháp này là ông Jong H.Wi (giáo sư đại học Chung Ang kiêm viện trưởng Viện Quản lý nội dung - Hàn Quốc). Có mặt tại các buổi học thử nghiệm, ông đánh giá cao khả năng tiếp thu của học sinh VN. Ông bày tỏ mong muốn sẽ mở rộng và phát triển hơn nữa mô hình học này tại các trường học trên địa bàn TP.HCM lẫn toàn quốc với nhiều môn học khác như tiếng Anh, lịch sử... cho đối tượng học sinh tiểu học và THCS.
Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Hoài Chương nhìn nhận: lượng kiến thức môn toán của G- Learning không bị “chênh” so với chương trình dạy và học tại VN. Theo ông, thông qua phương pháp học này, học sinh sẽ có những buổi học ngoại khóa hiệu quả, tự trải nghiệm và chủ động hơn trong cách học và tư duy, góp phần hỗ trợ hữu ích cho cách học chính thống quen thuộc. Trong thời gian tới, nếu được đánh giá tốt, hiệu quả thì sở sẽ tính chuyện mua bản quyền và phổ biến ra các trường khác.
Theo Bình Thanh / Tuổi Trẻ
>> Vui học với thiên nhiên
>> Mùa hè em vui học kịch
>> Vui học hè tại Canada
>> Vui học Hè tại Cleverlearn 2006
>> Chương trình vui học hè tại SEAMEO
>> Bế mạc chương trình "Hè vui học 2005
>> Doanh nghiệp game online chết mòn
>> Khi game online trở thành nguồn cảm hứng
>> FPT B690 3G: Hoàn hảo về công nghệ - thể hiện đẳng cấp với game online
>> Nguyễn Xuân Thủy: Từ Trường Sa đến game online
>> Game online cuối cùng 2010 đến VN
>> Giải mã game online - Kỳ 2: Chân dung người chơi
>> Giải mã game online - Thăng trầm “võ lâm”
Bình luận (0)