Ngày hội văn hóa năm nay trùng vào dịp lễ Katê - một lễ hội tín ngưỡng dân gian đặc sắc nhất trong kho tàng văn hóa dân tộc Chăm, những nghi thức của lễ Katê cũng đã được tái hiện một cách đầy đủ và trang trọng, đồng thời những “đặc sản” được làm ra bởi sự khéo léo tài hoa của các nghệ nhân làng nghề cổ xưa nhất Đông Nam Á (gốm Bàu Trúc, thổ cẩm Mỹ Nghiệp) cũng đã được khéo léo lồng ghép vào chương trình sân khấu hóa.
|
Nhiều hoạt động diễn ra trong ngày hội, như: giới thiệu Đặc trưng văn hóa các dân tộc Việt Nam; triển lãm văn hóa Chăm của các tỉnh, thành phố; hội thảo Bảo tồn và phát triển văn hóa Chăm...
Theo ông Võ Đại, Phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, đây là dịp để đồng bào dân tộc Chăm khắp vùng miền đất nước cùng với du khách có dịp giao lưu, gặp gỡ, giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc góp phần làm phong phú cho vườn hoa văn hóa của đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Đồng bào Chăm trong nước hiện có khoảng trên 140.000 người, sống tập trung nhiều nhất ở 3 tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận và An Giang.
Tin, ảnh: Hà Đình Nguyên - Thiện Nhân
>> Dấu ấn văn hóa Chăm pa ở Tây Nguyên
>> Kim Trung: người thổi hồn văn hóa Chăm vào tranh vẽ
>> Người thợ may mê văn hóa Chăm
>> Sưu tập bộ ảnh lễ hội Chăm
>> 64 đôi bò tham gia lễ hội đua bò Bảy Núi
>> Lễ hội đua bò Bảy Núi lần thứ 18
>> Lễ hội đua bò Bảy Núi mở rộng
Bình luận (0)