Sỏi mật là một căn bệnh thường gặp, đặc biệt ở độ tuổi 20-25, tỉ lệ phát bệnh khá cao. Bệnh sỏi mật còn có một đặc điểm là “trọng nữ khinh nam”. Theo thống kê, tỉ lệ phát bệnh ở phụ nữ cao hơn nam giới 2-4 lần.
Sở dĩ có tình trạng trên là do các nguyên nhân sau: Phụ nữ ít vận động, nhất là tuổi trung niên, do vậy dễ gây ra dịch mật lắng cặn, làm cho kết tinh cholesterol tách ta thành điều kiện tạo sỏi mật. Ăn nhiều mỡ, đường là thói quen của phụ nữ nên dễ béo phì, bị sỏi mật. Phụ nữ thường bỏ bữa ăn sáng làm cho nồng độ dịch mật tăng, có lợi cho vi khuẩn phát triển, dễ bị sỏi.
Khi bị sỏi mật, có thể điều trị bằng nội khoa (uống thuốc), ngoại khoa (phẫu thuật) hoặc qua cách ăn uống. Mục đích của việc trị liệu bằng ăn uống là đạt được sự ức chế sinh ra sỏi và giảm đau do sỏi làm tắc nghẽn.
Cần hạn chế sử dụng những thực phẩm giàu chất béo, tránh kích thích túi mật co lại để giảm đau. Bổ sung lượng đạm đầy đủ để bù đắp sự hao tổn, duy trì sự cân bằng đạm, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể, có lợi cho phục hồi sự tổn thương tế bào gan. Nên ăn những thức ăn như cá, tôm, thịt nạc, thịt thỏ, thịt gà, đậu phụ.
Bổ sung vitamin và muối vô cơ. Lựa chọn thức ăn có chứa hàm lượng canxi, sắt, kali cao; bổ sung vitamin C, vitamin nhóm B. Ăn nhiều rau và hoa quả có nhiều chất xơ; kiêng ăn những thực phẩm cay và gia vị có tính kích mạnh.
Cháo mề gà có thể chữa sỏi mật, bổ trung ích vị, trị đau, tiêu sỏi. Cách chế biến như sau: Gạo cẩm 100 g, mề gà 50 g, đường trắng vừa đủ. Trước tiên rửa sạch mề gà, để ráo nước, thái nhỏ cho vào nồi đun nhỏ lửa tới khi có màu vàng cánh gián, bỏ ra nghiền thành bột. Vo sạch gạo cẩm cho vô nồi, đổ 800 ml nước vào đun sôi nhỏ lửa đến khi cháo đặc. Dùng ngày 2 lần, có thể ăn vào bữa sáng, tối, nên ăn nóng.
Theo Lương y Hoài Vũ / Người Lao Động
>> Béo phì làm tăng nguy cơ sỏi mật
>> Sỏi mật có liên quan đến béo phì ở trẻ
>> Sỏi mật đã được mổ có tái phát?
>> Sỏi mật
>> Dinh dưỡng cho người viêm túi mật, sỏi mật
>> Sỏi mật
Bình luận (0)