|
|
Trước đó 7 bị can là lãnh đạo, cán bộ chủ chốt của Công ty CP đầu tư Tâm Mặt Trời đã bị khởi tố về hành vi sử dụng internet để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Quảng cáo sốc
Trước khi bị khởi tố, Công ty Cộng Đồng Việt đã triển khai mô hình lừa đảo trên mạng internet thông qua việc huy động vốn đa cấp, mỗi thành viên được hứa hẹn sẽ “thưởng” lợi nhuận gấp 3 lần sau vài tháng đầu tư.
Ví dụ, các cá nhân góp vốn khoảng 5 triệu đồng mới được công nhận là thành viên. Khi đã là thành viên, nếu giới thiệu thêm 1 thành viên mới sẽ được thưởng ngay 2 triệu đồng. Còn nếu tiếp tục “dụ” được khoảng 15 người vào làm thành viên của công ty sẽ được thưởng “nóng” hàng chục triệu đồng.
Ngoài ra, công ty còn có “chiêu” dụ khách hàng vào tham gia thành viên bằng hình thức khuyến mãi như “thưởng” thêm ĐTDĐ, xe gắn máy, thậm chí cả ô tô. Không những thế, công ty này còn quảng cáo cực sốc: “Bạn hãy tham gia góp vốn vào Cộng Đồng Việt chỉ với 1,8 triệu đồng bạn sẽ có cơ hội chinh phục mức hoa hồng 2 - 16 tỉ đồng, và nguồn thu nhập ổn định 500 triệu đồng/tháng...”.
Chính vì thế, sau khoảng 1 năm hoạt động, công ty này đã “dụ” được khoảng 100.000 người ở khắp các tỉnh, thành phía nam làm thành viên. Theo cơ quan điều tra, tổng số tiền mà Công ty Cộng Đồng Việt chiếm đoạt của các nạn nhân lên đến hàng trăm tỉ đồng.
Giữa năm 2012, sau khi thu thập đầy đủ chứng cứ chứng minh Công ty Cộng Đồng Việt vi phạm pháp luật, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50) Bộ Công an đã chuyển toàn bộ hồ sơ đến Cục CSHS Bộ Công an để điều tra theo thẩm quyền. Sau 3 tháng vào cuộc, cơ quan điều tra đã có đủ chứng cứ, chứng minh hành vi vi phạm pháp luật của lãnh đạo Công ty Cộng Đồng Việt.
Hiện cơ quan điều tra đang tổ chức truy bắt những thành viên liên quan và tiếp tục điều tra mở rộng vụ án.
Hàng loạt vụ lừa đảo
Vài năm trở lại đây, cùng với sự nở rộ của mô hình kinh doanh đa cấp đã ghi nhận hàng loạt vụ lừa đảo lợi dụng phương thức kinh doanh này. Năm 2007, Cơ quan CSĐT Bộ Công an cùng công an các địa phương: Hà Nội, TP.HCM, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Đồng Nai, Tiền Giang, Đồng Tháp... đã phối hợp phá đường dây tổ chức huy động tín dụng đa cấp qua mạng Colony Invest. Qua đó, xác định đường dây này lừa đảo chiếm đoạt trên 58 tỉ đồng của hàng chục ngàn người tại 38 tỉnh, TP. Năm 2009, Công an TP.Hà Nội phát hiện đường dây lừa đảo tương tự tại Công ty CP đầu tư thương mại Trí Việt, do Vũ Đức Thọ cầm đầu lừa đảo trên 3.500 người chiếm đoạt gần 2,5 tỉ đồng. Hồi tháng 3.2012, Công an TP.Hà Nội cũng bắt giữ Lâm Phúc Hùng,
Tổng giám đốc Công ty TNHH Diamond Holiday Đông Nam Á về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Thông qua hình thức kinh doanh đa cấp trên mạng internet (với sản phẩm là gói dịch vụ du lịch đặt phòng 4 ngày, 3 đêm), Hùng và một số người đã huy động vốn của gần 90.000 người với số tiền lên tới hàng chục triệu USD.
Gần đây nhất, Bộ Công an phối hợp với công an các tỉnh, TP bắt giữ nhiều lãnh đạo Công ty CP đào tạo trực tuyến (MB24) vì lừa đảo hàng chục ngàn người với khoản tiền lên tới 600 tỉ đồng.
Đáng chú ý, trong nhiều vụ lừa đảo đã được báo chí lên tiếng cảnh báo từ trước đó nhưng cơ quan chức năng đã không kịp thời ngăn chặn và người dân cũng mất cảnh giác.
Theo thống kê của Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương), số lượng doanh nghiệp (DN) tổ chức BHĐC có đăng ký hoạt động đến nay là 77 DN, trong đó số DN bị tạm dừng hoặc chấm dứt hoạt động là 23, có 2 DN bị rút giấy phép hoạt động và hiện có khoảng 51 DN đang hoạt động, trong đó có 13 DN có vốn đầu tư nước ngoài và 3 DN có nhà máy sản xuất tại VN. Tổng số người tham gia BHĐC tại Việt Nam trên 1 triệu người. 5 DN có số lượng người tham gia nhiều nhất là Công ty TNHH thương mại Lô Hội, Công ty TNHH Amway Việt Nam, Công ty TNHH mỹ phẩm Thường Xuân, Công ty TNHH mỹ phẩm AVON và Công ty TNHH MTV Herbalife Việt Nam. |
Hợp pháp và phi pháp Bán hàng đa cấp (BHĐC) là hình thức kinh doanh đã được thế giới và Việt Nam thừa nhận. Đây là phương thức tiếp thị để bán lẻ hàng hóa thông qua mạng lưới người tham gia nhiều cấp, nhiều nhánh; bán hàng tại nơi ở, nơi làm việc của người tiêu dùng hoặc các địa điểm linh động khác. Người tham gia BHĐC được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả tiếp thị bán hàng của mình và của người tham gia cấp dưới. Các hành vi bị cấm Theo Nghị định số 110/2005 của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn số 19/2005 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) về quản lý hoạt động BHĐC, những hành vi bị cấm của DN BHĐC gồm: Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc để được quyền tham gia mạng lưới BHĐC; yêu cầu người muốn tham gia phải mua một số lượng hàng hóa ban đầu để được quyền tham gia mạng lưới BHĐC; yêu cầu người muốn tham gia phải trả tiền hoặc trả bất kỳ khoản phí nào dưới hình thức khóa học, khóa đào tạo, hội thảo, hoạt động xã hội hay các hoạt động tương tự khác để được quyền tham gia mạng lưới BHĐC, trừ tiền mua tài liệu theo quy định. Không cam kết cho người tham gia trả lại hàng hóa và nhận lại khoản tiền đã chuyển cho DN, cản trở người tham gia trả lại hàng hóa phát sinh từ việc chấm dứt hợp đồng tham gia BHĐC, cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác từ việc dụ dỗ người khác tham gia BHĐC. Từ chối chi trả không có lý do chính đáng các khoản hoa hồng, tiền thưởng hay các lợi ích kinh tế khác mà người tham gia có quyền hưởng. Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới BHĐC để dụ dỗ người khác tham gia BHĐC. Cung cấp thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hóa để dụ dỗ người khác tham gia BHĐC. Nhiều biến tướng Mặc dù có nhiều quy định ràng buộc nhưng thực tế loại hình kinh doanh này đã xảy ra nhiều biến tướng. Theo ông Phan Đức Quế - Phó ban Điều tra và xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh (Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công thương), một số vướng mắc trong quá trình quản lý BHĐC là hành vi lừa đảo hình tháp, mô hình này bắt buộc người phân phối ở tuyến trên phải tự mình bỏ tiền ra để đầu tư nhiều sản phẩm hoặc tuyển dụng, dụ dỗ thêm các nhà phân phối mới để gánh doanh thu nhằm hưởng hoa hồng cao. Những DN tổ chức BHĐC biến tướng lừa đảo lại không đăng ký hoạt động tại địa phương, chỉ tổ chức hội thảo truyền tiêu. Tại cuộc hội thảo về BHĐC tổ chức gần đây ở TP.HCM, ông Scott Balffour - Phó chủ tịch pháp chế Tập đoàn Amway - cho biết: “Muốn xác định mô hình BHĐC có hợp pháp hay không, thì chỉ cần phải trả lời những câu hỏi như: chi phí tham gia có cao một cách bất hợp lý hay không? Phí khởi điểm có ở mức chấp nhận được hay không? Sản phẩm và dịch vụ có hợp pháp và đạt điều kiện tiêu thụ hay không? Người tham gia có phải mua sản phẩm nhiều hơn khả năng bán hoặc sử dụng của mình hay không? Có cho thành viên tham gia trả lại hàng tồn kho hay không? Ngoài ra, những người muốn tham gia BHĐC phải cân nhắc kỹ về danh tiếng của DN đó, sản phẩm đưa ra kinh doanh là gì, có hợp đồng rõ ràng cụ thể hay không?”. Quang Thuần |
Hoài Nam - Thái Sơn
>> Khó xử lý sai phạm trong hoạt động bán hàng đa cấp
>> Bán hàng đa cấp biến tướng lừa đảo
>> Biến tướng của bán hàng đa cấp
>> Mượn danh quân đội bán hàng đa cấp
Bình luận (0)