Hầu hết dự án hạ tầng giao thông ở TP.HCM đang gặp khó

13/11/2012 20:40 GMT+7

(TNO) Đó là tinh thần của buổi làm việc ngày 13.11, giữa Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP.HCM với Sở Giao thông vận tải (GTVT) xung quanh tình hình sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong lĩnh vực giao thông 10 tháng đầu năm 2012.

(TNO) Đó là tinh thần của buổi làm việc ngày 13.11, giữa Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP.HCM với Sở Giao thông vận tải (GTVT) xung quanh tình hình sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong lĩnh vực giao thông 10 tháng đầu năm 2012.

Hạ tầng giao thông ở TP.HCM không theo kịp sự phát triển của dân số 
Hạ tầng giao thông ở TP.HCM không theo kịp sự phát triển của dân số, đô thị hóa

Theo báo cáo của Sở GTVT, việc thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng giao thông của TP đang gặp rất nhiều khó khăn, tiến độ rất chậm. Trong đó, tập trung chủ yếu là vấn đề giải phóng mặt bằng, do UBND các quận, huyện thực hiện chậm khiến hầu hết dự án thực hiện không đúng kế hoạch đề ra.

Thực trạng vướng mắc trong quá trình giải phóng mặt bằng, di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật do những nguyên nhân: thủ tục về bồi thường được triển khai chậm (khó khăn trong công tác triển khai Nghị định 69/CP, đơn giá đất để tính bồi thường chậm được phê duyệt, tình trạng khiếu kiện kéo dài do giá đất để tính bồi thường chưa phù hợp, không theo kịp biến động của thị trường…), quỹ nhà tái định cư TP chưa đáp ứng đủ số hộ dân bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, TP cũng đang gặp tình trạng thiếu vốn và bố trí chưa kịp nguồn vốn thực hiện đầu tư và chuẩn bị đầu tư, như: dự sán xây dựng Tỉnh lộ 10, Tỉnh lộ 10B, cầu Phú Long…

Đại diện Sở GTVT cho biết TP đang tập trung kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng giao thông đô thị, như các dự án đường sắt đô thị, monorail, các đoạn tuyến đường vành đai số 2, các tuyến đường trên cao dưới hình thức BOT, BT, PPP… Tuy nhiên, các trạm thu phí đã khá dày đặc khiến việc đặt thêm trạm mới để thực hiện theo hình thức BOT rất khó khả thi. Còn đối với dự án theo hình thức BT, quỹ đất TP không còn nhiều để giao cho nhà đầu tư khai thác thu hồi vốn (như dự án đường Vành đai 2 phía Nam, vốn đầu tư 8.000 tỉ đồng, Công ty Petroland đã xin rút lui), nếu thanh toán bằng tiền thì lãi suất quá cao khó thực hiện. Về hình thức đối tác công tư (PPP), mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thực hiện thí điểm nhưng chỉ mới ở bước tìm hiểu.

Ngoài ra, lãi suất ngân hàng tăng cao khiến các chủ đầu tư không tiếp cận được vốn vay, giải quyết các thủ tục liên quan đến khởi công xây dựng chậm, như dự án bãi đậu xe ngầm công viên Lê Văn Tám, sân vận động Hoa Lư, sân bóng đá Tao Đàn.

Đình Mười

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.