(TNO) Tại phiên thảo luận tổ của kỳ họp thứ 7 HĐND TP.HCM khóa 8 vào chiều nay 4.12, nhiều đại biểu (ĐB) bày tỏ bức xúc và lo lắng trước nạn cướp giật táo tợn, lộng hành trên địa bàn thành phố thời gian vừa qua.
>> Phải triệt tận gốc tội phạm
>> Tội phạm tín dụng đen tăng
>> Mở đợt cao điểm truy quét tội phạm
>> Đồng loạt ra quân trấn áp tội phạm
>> Mạnh tay trấn áp tội phạm cướp giật
>> Cuộc đấu trí giữa cảnh sát và tội phạm
>> Tập huấn kĩ năng phòng chống tội phạm, tệ nạn
Theo ý kiến của ĐB, người dân thành phố lo lắng về tình hình kinh tế khó khăn nhưng nó không bằng sự lo lắng của họ mỗi khi ra đường. Vấn đề đặt ra là Thành ủy, HĐND, UBND phải có giải pháp thực thi quyết liệt để cải thiện tình hình an ninh, trật tự và an toàn xã hội trên địa bàn thành phố.
“Tội phạm cướp giật giờ đã rất phổ biến rồi!”
ĐB Trần Trọng Dũng cho rằng, trong năm 2012, theo báo cáo của Công an thành phố thì đã xảy ra 350 vụ trộm cướp tài sản trong tổng số hơn 4.000 vụ, nếu nói tỷ lệ này là nhỏ thì cũng không đúng vì tính chất, hành vi ngày càng hung hãn, đối tượng phạm tội ngày càng trẻ, sử dụng ma túy tổng hợp trước khi gây án thì phải nói là rất nguy hiểm.
|
|
|
ĐB Lâm Đình Chiến nói: “Tội phạm cướp giật giờ đã rất phổ biến rồi. Trước tình hình cấp bách như vậy, lộng hành như vậy, chặt tay, giết người cướp của như vậy, tôi đề nghị HĐND cần phải có một nghị quyết chuyên đề, tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo của toàn thành phố nhằm chặn đứng nạn cướp giật táo tợn lộng hành như hiện nay, nếu không thì trong nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 2013 phải có một phần nội dung quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan chức năng”.
Dẫn nghị quyết về “Năm an toàn giao thông 2012” của HĐND thành phố mang lại nhiều chuyển biến tích cực về trật tự giao thông, ĐB Vương Đức Hoàng Quân cũng đề nghị kỳ họp lần này phải ra một nghị quyết về “Năm trật tự an toàn xã hội 2013”.
Cũng bày tỏ sự lo lắng về vấn nạn cướp giật gây bất an, thậm chí cả bất bình và tâm lý hoang mang đối với người dân thành phố hiện nay, ĐB Nguyễn Tấn Tài nói: “Một cuộc sống an toàn cho người dân trên địa bàn thành phố cũng là một phần giúp người dân vượt qua được tình cảnh khó khăn về mặt kinh tế. Thiết nghĩ cũng nên có một năm để trấn áp bọn tội phạm”.
|
Kiến nghị bổ sung kinh phí chống tội phạm
Nạn cướp giật đã tác động nghiêm trọng đến đời sống người dân thành phố. Thủ đoạn của bọn cướp giật thì hung hãn, gây án công khai, chém người, giật dọc tài sản ngay tại các địa bàn trung tâm. Người nước ngoài cũng trở thành nạn nhân. Tính chất, mức độ táo tợn của các vụ cướp giật là một vấn đề rất đáng phải lưu tâm.
Tuy nhiên, có ý kiến bày tỏ băn khoăn về vấn đề đầu tư kinh phí liên quan đến mảng an ninh trật tự, phòng chống tội phạm.
Theo ĐB Trần Trọng Dũng, chống tội phạm thì phải có kinh phí. Tất nhiên không phải nói như thế có nghĩa là nếu không có kinh phí thì không tăng cường chú trọng chống tội phạm.
Hiện nay, thành phố có 11 chương trình trọng điểm quốc gia, 4 chương trình có mục tiêu để phân bổ ngân sách năm 2013.
“Tôi thấy phân bổ ngân sách cho các chương trình này y chang như năm 2012, không thay đổi gì cả. Tôi nghĩ, mỗi năm nó phải khác, tình hình trên mỗi lĩnh vực nó cũng phải khác và chúng ta phải có sự điều chỉnh. Cả 2 năm 2012 - 2013, dự toán cho dự án nâng cao năng lực truyền thông và giám sát thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia dân số và kế hoạch hóa gia đình đều là 45,3 tỉ đồng, nó gấp hơn 11 lần đối với kinh phí dành cho chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống tội phạm, năm ngoái 4 tỉ, năm nay cũng 4 tỉ”, ĐB Trần Trọng Dũng phản ánh.
Cũng theo ĐB Dũng, chúng ta đang bàn đến vấn đề tội phạm tăng như thế, nguy hiểm như thế mà mình dự toán cho mục tiêu quốc gia chỉ có 4 tỉ đồng thì làm sao chống tội phạm đạt hiệu quả cao được?
“Phải tập trung nguồn lực để giải quyết những vấn đề trọng tâm, chứ cứ dàn trải kinh phí như vậy cho vừa lòng các cơ quan, thì tôi nghĩ nó thật không phải”, ĐB Trần Trọng Dũng bày tỏ quan điểm.
Phải mật phục, truy bắt trước khi đối tượng ra tay, gây án Theo một số đại biểu, nói về giải pháp phòng chống tội phạm thì phải có giải pháp lâu dài và giải pháp cấp bách, bởi vì tội phạm là một hiện tượng xã hội. Tình hình kinh tế đang khó khăn, thanh niên không có việc làm tăng cao cũng sẽ dẫn tới tội phạm tăng. Về lâu dài, chúng ta phải giải quyết rất nhiều vấn đề liên quan đến bảo đảm công ăn việc làm, vấn đề giáo dục nhà trường, gia đình và công tác tự quản của tổ dân phố, tạo những sân chơi lành mạnh cho thanh thiếu niên... để góp phần đẩy lùi tội phạm. Bên cạnh đó, vấn đề quan trọng là các giải pháp của ngành công an về phòng ngừa và đấu tranh phòng chống tội phạm. Lực lượng công an phải tăng cường tuần tra, đặc biệt là các vùng giáp ranh, vào thời gian mà đối tượng hay gây án; tổ chức mật phục để truy bắt ngay khi đối tượng chưa gây án, hoặc khi bọn chúng đang chuẩn bị hung khí gây án. Đặc biệt, công tác truy tố xét xử phải nghiêm minh và kịp thời. TAND thành phố phải xét xử nhanh, xét xử lưu động những vụ việc mà người dân quan tâm. Ví như vụ chém tay cướp xe ở quận 2 vừa qua là phải xét xử lưu động và phải kết thúc sớm để răn đe các đối tượng tội phạm. |
Đình Phú
>> EU lo ngại tiền cứu trợ vào tay tội phạm
>> Vĩnh Long: BHXH phối hợp công an phòng, chống tội phạm
>> Tập huấn kĩ năng phòng chống tội phạm, tệ nạn
>> Trinh sát kể chuyện - Kỳ 7: Đấu trí tội phạm
>> Tầm nã tội phạm - Kỳ 11: Kẻ sát nhân 20 năm trốn ra đảo
>> Tầm nã tội phạm - Kỳ 10: Truy lùng băng cướp tiệm vàng
>> Tầm nã tội phạm - Kỳ 9: 18 năm truy lùng tên cướp đặc biệt nguy hiểm
>> Tầm nã tội phạm - Kỳ 8: Kẻ sát nhân đào hoa
>> Tầm nã tội phạm - Kỳ 7: 20 năm giấu mình trên biển
>> Tầm nã tội phạm - Kỳ 6: Kẻ giết người đội lốt trưởng thôn
>> Tầm nã tội phạm - Kỳ 5: Phút hối cải sau 25 năm trốn chạy
>> Tầm nã tội phạm - Kỳ 4: Cuộc truy lùng 22 năm
Bình luận