(TNO) Trong buổi tiếp xúc với cử tri tại Hải Phòng chiều nay 4.12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ ra bản chất của lợi ích nhóm và khẳng định: Chính phủ kiên quyết ngăn chặn lợi ích nhóm.
>> Công khai lợi ích nhóm
>> Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm vụ hành hung phóng viên tại Cần Thơ
Trả lời kiến nghị của cử tri Vũ Thiện Bản, đại diện cử tri P.Thượng Lý, Q.Hồng Bàng, TP Hải Phòng về việc yêu cầu Chính phủ phải mạnh tay với lợi ích nhóm để xây dựng một nền kinh tế sạch, Thủ tướng nói: Tôi đã cho trợ lý kiểm tra, thấy chúng ta chưa có một định nghĩa đầy đủ trong từ điển về cụm từ “lợi ích nhóm”. Tôi có thể giải thích cơ bản thế này, lợi ích nhóm là một nhóm có quyền lực và vị thế nhất định câu kết với nhau để mưu cầu lợi ích cho các thành viên trong nhóm, nhưng lợi ích này đi ngược lại với lợi ích quốc gia, ảnh hưởng không tốt đến lợi ích chính đáng của đại đa số người dân.
“Về vấn đề này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng đã nói thẳng thắn. Tôi khẳng định một lần nữa, chúng tôi kiên quyết ngăn chặn lợi ích nhóm để đảm bảo sự công bằng xã hội. Việc hợp tác, liên kết để giúp nhau làm giàu chính đáng là tốt, nhưng không thể vì lợi ích của anh mà phương hại đến lợi ích của cộng đồng” - Thủ tướng nhấn mạnh.
Ông lấy ví dụ: “Có ngân hàng, vì lợi ích mà một số cá nhân đã có hành vi vi phạm pháp luật. Trong đó, có cả một người nguyên là bộ trưởng. Dù rất đau xót nhưng chúng tôi vẫn phải quyết định xử lý nghiêm”.
|
Xử lý hơn 15.000 đảng viên vi phạm
Về cuộc chiến chống tham nhũng, Thủ tướng cho rằng dù Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã quyết tâm thực hiện và đạt được một số kết quả nhưng thực tế là nhân dân còn chưa hài lòng, còn bức xúc về tình trạng nhũng nhiễu, tham nhũng, lãng phí.
Tham nhũng và tiêu cực cấp nào, ngành nào, địa phương nào cũng có, tuy không phải là đa số, chỉ là một bộ phận, nhưng những hành vi tiêu cực gây bức xúc, gây xói mòn lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước, với Chính phủ.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, đấu tranh chống tham nhũng là việc làm lâu dài, phải kiên quyết, kiên trì và huy động sức mạnh tổng hợp của cả bộ máy chính quyền và người dân, đặc biệt là đảng viên gương mẫu.
“Chúng ta kết nạp công dân ưu tú trên các lĩnh vực, qua các phong trào vào Đảng, nhưng chúng ta cũng phải đấu tranh để đưa những người thoái hóa, biến chất, không giữ được mình ra khỏi Đảng. Nếu đảng viên nào vi phạm pháp luật thì xử lý theo pháp luật. Có thể hôm qua là anh hùng, nhưng không giữ được mình, hôm nay sa đọa, có vi phạm, chúng ta phải kiên quyết đưa ra khỏi Đảng. Các cấp, các ngành phải kiên trì, kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, năm 2011, cả nước đã xử lý 13.700 đảng viên vi phạm; năm 2012 xử lý 15.800 đảng viên với các hình thức, kể cả đưa ra trước pháp luật.
Káp Long - Hải Sâm
>> Quốc hội và lòng dân
>> Quốc hội sẽ phải làm gì ?
>> Thẻ vàng ở Quốc hội
>> Doanh nghiệp đối thoại với Chính phủ nhiều chủ đề “nóng”
>> Chính phủ chỉ đạo kiểm tra việc thu hồi đất tại Đà Nẵng
>> Thủ tướng Thái Lan vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm
Bình luận (0)