Người Singapore ít làm từ thiện

20/12/2012 14:12 GMT+7

(TNO) Đảo quốc trong top 5 thế giới về thu nhập bình quân đầu người lại xếp gần cuối bảng về chỉ số hảo tâm trước những người cần giúp đỡ.

Quỹ hỗ trợ từ thiện (CAF) có trụ sở tại Anh hôm 19.12 đưa ra bản báo cáo Chỉ số Trao tặng Thế giới (WGI), xếp hạng các quốc gia về mặt mức độ tiền bạc và thời gian mà người dân quốc gia đó dành cho hoạt động từ thiện và giúp đỡ người lạ.

Theo đó, Singapore xếp hạng 114 trên 146 quốc gia và vùng lãnh thổ được nghiên cứu trong năm 2012, tụt hạng đáng kể so với vị trí 91 trong hai năm liền 2010 và 2011.

 Một hoạt động từ thiện ở Singapore: cạo đầu và thu tiền công gây quỹ
Một hoạt động từ thiện ở Singapore: cạo đầu và thu tiền công gây quỹ - Ảnh: Thục Minh

Đứng đầu về sự rộng rãi với tha nhân là người dân xứ chuột túi. Theo sau là dân Ireland, Canada, New Zealand và Mỹ.

Cụ thể hơn, chỉ 8% người Singapore có dành thời gian làm từ thiện, xếp thứ 114; 29% có tặng tiền từ thiện, xếp thứ 53; và chỉ 24% sẵn sàng giúp đỡ người lạ, xếp thứ 140.

Trong khi đó, có 37% người Úc dành thời gian và 76% tặng tiền vì mục đích từ thiện. 67% người dân miền cận Nam cực này cũng sẵn lòng giúp đỡ những người lạ hoắc.

Dân Mỹ được cho là thực dụng và chạy theo chủ nghĩa tiêu thụ cũng khá rộng rãi, với 42% dành thời gian và 57% dành tiền bạc làm phúc; 71% sẽ giúp người không quen biết, đứng đầu thế giới về mặt này.

WGI xuất hiện đầu tiên năm 2010 và được xếp hạng theo dữ liệu khảo sát toàn cầu của Viện thăm dò Gallup (Mỹ). Năm 2011, tổ chức chuyên khảo sát ý kiến trực tiếp nổi tiếng Gallup đã phỏng vấn 155.000 người từ 146 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Riêng trong khu vực Đông Nam Á, Singapore cũng đứng bét trong số 7 quốc gia được nghiên cứu là Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Báo The Straits Times trích lời đại diện một số tổ chức thiện nguyện ở Singapore nói rằng họ không ngạc nhiên về kết quả của CAF. Theo họ, việc gây quỹ từ thiện không khó, nhưng tuyển và giữ được tình nguyện viên là cực kỳ khó.

“Chúng ta là một xã hội cạnh tranh khốc liệt. Phần lớn mọi người làm việc quá giờ ở chỗ làm. Khi về nhà, họ chỉ biết chăm lo gia đình của họ thôi”, một phát ngôn viên của Quỹ bệnh nhân thận quốc gia nói.

Đứng đầu trong số các nước Đông Nam Á về lòng hảo tâm là Indonesia, xếp thứ 7 thế giới. Theo sau là Philippines (17), Thái Lan (26), Campuchia (40), Việt Nam (70), Malaysia (76).

Có đến 71% người dân Indonesia - quốc gia 240 triệu người và chủ yếu theo đạo Hồi - sẵn sàng dốc túi, 41% dành thời gian làm từ thiện, và 43% giúp người lạ.

Theo CAF, người Việt Nam rộng rãi nhất trong việc giúp đỡ người lạ (46%). Cũng đến 1/3 dân ta sẵn sàng “nhường cơm sẻ áo”, nhưng chỉ 10% hy sinh thời gian để làm phúc.

Bảng xếp hạng lòng hảo tâm của người dân một số quốc gia theo CAF:

Quốc gia

Chỉ số Trao tặng Thế giới (WGI)

Tỷ lệ người tặng tiền (%)

Tỷ lệ người tặng thời gian (%)

Tỷ lệ người giúp khách lạ (%)

Xếp hạng

Điểm

chung (%)

Úc

1

60

76

37

67

Ireland

2

60

79

34

66

Canada

3

58

64

42

67

New Zealand

4

57

66

38

68

Mỹ

5

57

57

42

71

Hà Lan

6

53

73

34

51

Indonesia

7

52

71

41

43

Anh

8

51

72

26

56

Paraguay

9

50

48

42

61

Đan Mạch

10

49

70

23

54

Việt Nam

70

30

33

10

46

Singapore

114

20

29

8

24

Tác động của khủng hoảng kinh tế

CAF ghi nhận hiện tượng “suy trầm kép” ở lòng hảo tâm của nhân loại nói chung trong mấy năm qua. Điều đó phản ánh phần nào diễn biến suy thoái kinh tế toàn cầu.

Cụ thể, mức độ trao tặng giảm rõ trong năm 2009 sau khủng hoảng tài chính năm 2008, sau đó có phục hồi trong năm 2010, và rồi giảm mạnh trở lại năm 2011.

Tỷ lệ tiền từ thiện mà nhân loại trao đi năm 2011 là 28%, so với 29,8% năm 2007.

“Ở hầu hết mọi ngóc ngách của thế giới, thu nhập của các hộ gia đình bị giảm sút, trong khi giá cả lại tăng cao, công việc lại bấp bênh khó giữ, nên kết quả đơn giản là người ta không có nhiều tiền dành dụm cũng như thời gian cho việc từ thiện”, Tổng giám đốc CAF John Low nói.

Thục Minh
(Văn phòng Singapore)

>> Singapore quen mà vẫn lạ
>> Người Singapore ít biểu lộ cảm xúc nhất?
>> Singapore tăng tiền phạt tội xả rác
>> Singapore tìm cách nâng chuẩn trường tư
>> Singapore mở đường sống cho tử tù
>> Singapore cấm phim "Sex.Violence.FamilyValues
>> Công đoàn Singapore sa thải cán bộ nói ẩu trên Facebook
>> Chủ tịch Quốc hội Singapore từ chức
>> Dược phẩm trôi nổi gây chết người ở Singapore
>> Thiếu hụt nhân lực, doanh nghiệp Singapore tuyển cựu tù
>> “Luật chanh” ở Singapore

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.