Trường hợp trên, người cha không giao con cho chị nuôi rõ ràng là không tôn trọng và chấp hành bản án, là hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, theo điều 93 luật Hôn nhân và gia đình thì người cha cũng có quyền xin thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Căn cứ quy định của bộ luật Tố tụng dân sự, tòa án có trách nhiệm nhận đơn, thụ lý và giải quyết theo thủ tục chung.
Có điều rất quan trọng mà luật đã quy định là: “Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con”. Trường hợp của chị, từ khi ly hôn có đến nay người cha đã không giao con cho chị nuôi dưỡng và chăm sóc, chị đã không được trực tiếp nuôi con ngày nào thì làm sao người cha chứng minh được chị nuôi con không tốt, không đảm bảo quyền lợi của con, không cho anh ấy thăm con... để có cơ sở xét việc xin thay đổi (?). Mặt khác, như đã trình bày người cha vi phạm pháp luật, không tôn trọng và chấp hành bản án của tòa, nên đây sẽ là “điểm yếu” pháp lý mà tòa án sẽ nhận định để có thể không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn.
Luật sư Huỳnh Minh Vũ
>> Làm bạn sau ly hôn
>> Vụ ly hôn... 2.000 tỉ đồng
>> Giết vợ vì bị đòi ly hôn
>> Bị đâm chết vì đến thăm con sau ly hôn
>> Chia vốn khi ly hôn
>> Tờ báo dành cho ly hôn
>> Bị bạo hành trong lúc chờ ly hôn
Bình luận (0)