(TNO) Sau tết ông Táo, nhiều cửa hàng cầm đồ ở đường Láng (Q.Đống Đa, TP.Hà Nội) bỗng nhộn nhịp khách ôm đồ đến cầm. Khách hàng dịp này của những hiệu cầm đồ ở đây chủ yếu là các sinh viên. Họ mang đến xe máy, máy tính, bếp gas...
>> Cháy tiệm cầm đồ
>> Ca sĩ Hương Tràm: Sẽ không bị cám dỗ… nhiều
>> Cấm đổ rác, thì đổ... củi
>> Bắt 3 kẻ giết chủ nợ tại hiệu cầm đồ
>> Án mạng tại tiệm cầm đồ
>> Bóng đen sau những bước "chân dài": Đồng tiền cám dỗ
>> Quán quân Ameircan Idol 2012 từng làm việc ở... tiệm cầm đồ
>> Côn đồ dùng súng tấn công hiệu cầm đồ
|
Theo anh Tuấn Anh, chủ một tiệm cầm đồ ở đường Láng, sau tết ông Táo, lượng khách ở các tỉnh lẻ thuê trọ mang đồ đi cầm để về quê tăng đột ngột. Trong số này, có không ít sinh viên. “Không phải sinh viên ăn chơi trác táng cần tiền, đều là ngoan cả đấy, các bạn đến cầm cố đồ đạc để về quê ăn Tết cho yên tâm vì để trong phòng trọ dễ bị mất cắp”, anh Tuấn Anh cho biết.
Dịch vụ cầm đồ cuối năm nở rộ, không chỉ để phục vụ một bộ phận người cần tiền, mà còn để phục vụ sinh viên.
Anh Tiến, nhân viên một tiệm cầm đồ ở “phố cầm cố” đường Láng cho biết, bắt đầu từ ngày 20.12 âm lịch, sinh viên trọ tại những khu trọ lân cận đã mang đồ ra gửi. “Hình thức này như là một cách giữ hộ đồ đạc, đề phòng trộm cắp viếng thăm phòng trọ khi sinh viên về quê ăn Tết”, anh Tiến chia sẻ và cho hay, mức phí cầm cố nhiều hay ít tùy thuộc giá trị món đồ cũng như số ngày nhận gửi. Mức này dao động trong khoảng 5.000-7.000 đồng/triệu/ngày.
Thường các điểm cầm cố này nhận cầm các tài sản như xe máy, máy tính để bàn, xe đạp, bếp gas… Tùy giá trị món đồ, chủ tiệm sẽ đưa cho sinh viên một số tiền nhất định. Chẳng hạn, nếu sinh viên muốn cầm máy tính khoảng 5 triệu đồng, thì mỗi ngày sẽ phải trả cho cửa hàng 25.000-35.000 đồng/triệu/ngày. Nghỉ Tết 20 ngày, tính ra, đem gửi đồ ở tiệm, số tiền phải trả cho món đồ là trên 2 triệu đồng. “Nhưng thường chỉ những bạn nào cần tiền mới cầm về số tiền lớn, phần nhiều các bạn chỉ cầm 1 triệu coi như là làm tin, nên với 20 ngày nghỉ Tết, lãi suất phải trả chỉ dao động khoảng 100.000 đồng”, anh Tiến nói thêm.
Dịch vụ này không mới, song những năm gần đây, lãi suất cầm cố càng đắt hơn. Lý do, theo tiết lộ của nhân viên một tiệm cầm cố trên đường Láng, chủ tiệm cũng “siết” hơn với những món đồ giá trị thấp hoặc quá cao. “Từ giữa năm, cửa hàng đã nhận nhiều đồ cầm cố, chủ đồ bỏ chạy mà không đến lấy, thanh lý cũng không dễ vì năm nay người ta chi tiêu tiết kiệm lắm, không bán được, còn tồn cả mấy chiếc xe máy đắt tiền”, anh này cho hay.
Anh cũng kể thêm, việc cầm cố đôi khi chỉ là hình thức để những người cần tiền thỏa mãn nhu cầu và sinh viên cũng không phải ngoại lệ. “Thông thường, các năm trước, nếu sinh viên gửi đồ xong không ra lấy thì chúng tôi sẽ tăng tiền phạt, nếu không được thì sẽ chủ động thanh lý các món đồ. Nhưng năm nay không dám nữa, vì những món như máy tính, bếp gas, đem đi thanh lý cũng không dễ dàng, thẻ sinh viên thì có thể làm lại… nên các điểm cầm cố cũng thận trọng hơn”, anh chia sẻ.
Nếu là sinh viên, khách hàng của những tiệm cầm đồ này phần nhiều là sinh viên ngoại trú. Sinh viên nội trú trong ký túc xá thường được hưởng dịch vụ trông đồ thuê của trường.
Trần Mạnh Cường, sinh viên ngành kiến trúc ĐH Kinh doanh công nghệ Hà Nội đang thuê trọ tại phố Chùa Láng cho biết, đây là năm thứ hai cậu gửi đồ tại các tiệm. “Khu nhà em nhiều đối tượng phức tạp, nên dù cửa phòng trọ chắc chắn, Tết nghỉ dài ngày cũng không dám để đồ trong phòng, sợ trộm vào khua khoắng. Mang ra hàng gửi, tốn tiền một tý nhưng yên tâm”, Cường nói. Cường cho biết thêm, giá có người nhà ở Hà Nội thì đem gửi nhờ, song vì không có nên đành tìm đến tiệm.
“Cũng may đây là tiệm quen, nên giá cầm chỉ 5.000 đồng/triệu/ngày. Em cầm về 500.000 đồng thôi nên mỗi ngày chỉ mất 2.500 đồng tiền lãi”, Cường so sánh.
Đan Hạ
Bình luận (0)