Khả năng biển của Trung Quốc trong mắt học giả

24/03/2013 03:15 GMT+7

Học giả nổi tiếng thế giới chuyên nghiên cứu Trung Quốc cho rằng sự trỗi dậy và hướng ra biển của nước này là “yếu” và “phụ thuộc”.

Giáo sư Wang Gungwu (Vương Canh Vũ), 82 tuổi, Chủ tịch Viện Đông Á của ĐH Quốc gia Singapore, người có nhiều tác phẩm nổi tiếng thế giới về Trung Quốc, đã khẳng định như vậy tại hội thảo “Sự trỗi dậy của Trung Quốc và Tương lai châu Á”. Hội thảo do Trường báo chí Wee Kim Wee và Trường nghiên cứu quốc tế Rajaratnam thuộc ĐH Công nghệ Nanyang Singapore tổ chức từ 20-21.3, quy tụ nhiều nhà nghiên cứu về Trung Quốc.

 Giáo sư Wang Gungwu nói rằng Trung Quốc bất an vì lực lượng hải quân yếu và phụ thuộc
Giáo sư Wang Gungwu nói rằng Trung Quốc bất an vì lực lượng hải quân yếu và phụ thuộc
- Ảnh: RSIS

Theo Giáo sư Wang, dù từng xây dựng được lực lượng hải quân hùng hậu vào thế kỷ 15, Trung Quốc chưa bao giờ là một “cường quốc biển”. Trung Quốc chỉ bắt đầu bị đe dọa từ hướng biển vào thế kỷ 19 bởi các đế chế Anh, Pháp và Nhật Bản. Mặc dù vậy, “phải mất đến nửa thế kỷ Trung Quốc mới bắt đầu chú tâm tái thiết lực lượng hải quân và lực lượng đó cũng không đóng góp được gì nhiều trong các cuộc chiến của nước này trong thế kỷ 20”, ông đánh giá.

Sau năm 1949, cả Chủ tịch Mao Trạch Đông lẫn nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình cũng không quan tâm nhiều đến phát triển hải quân. Đến thập niên 1990, “sau khi Liên Xô tan rã, Trung Quốc mới bắt đầu tìm đến Mỹ để trang bị năng lực hải quân của mình”, ông Wang nói. Bất chấp những nỗ lực hiện đại hóa quân sự gần đây, theo đánh giá của ông Wang, hải quân Trung Quốc vẫn khó lòng phục vụ mục đích thu hồi Đài Loan bằng vũ lực. Ông Wang cũng nhận định năng lực quân sự trên bộ và trên biển của Trung Quốc cực kỳ “mất cân đối”.

“Yếu và phụ thuộc”

Theo Giáo sư Wang, ngày nay thách thức đến từ bên ngoài đối với Trung Quốc, nếu có, là từ những cường quốc biển như Mỹ, Nhật Bản..., đặc biệt là trong bối cảnh nước này có tranh chấp lãnh hải với nhiều quốc gia. Trong mối tương quan đó, “Mỹ và các đồng minh của mình hoàn toàn có thể khống chế bất kỳ hành động nào trên biển của Trung Quốc”, ông khẳng định.

Ông Wang chỉ ra rằng, Mỹ và Trung Quốc có 2 điểm chung ở chỗ cùng là “cường quốc lục địa” và “quốc gia biển”. Tuy nhiên, “cường quốc biển ở Bắc Mỹ có sức mạnh hải quân siêu hạng và không hề có đe dọa từ láng giềng”. Trong khi đó, năng lực hải quân của Bắc Kinh, theo ông Wang, là “yếu”, “mất cân đối”, “phụ thuộc” và “dễ tổn thương”.

Trả lời câu hỏi của PV Thanh Niên về nhận định tương quan hải quân của Trung Quốc và Nhật Bản, ông Wang nói: “Hải quân Nhật Bản đương nhiên bỏ xa Trung Quốc về khí tài lẫn kinh nghiệm”. Về khả năng xảy ra chiến tranh Trung - Nhật trên biển Hoa Đông, vị giáo sư nổi tiếng trả lời: “Nguy cơ luôn tồn tại, nhưng sẽ không xảy ra. Chẳng nước nào muốn chiến tranh đâu, vì mỗi nước đều đang phải đối mặt với hàng loạt vấn đề đối nội”.

Đồng ý kiến với ông Wang, một số học giả và nhà quan sát từ Bắc Kinh cũng cho rằng Trung Quốc đang đối mặt với một số thách thức về đối nội. Vì vậy, việc nước này gọi vấn đề biển Đông là “lợi ích then chốt”, ngang với các vấn đề đối nội nêu trên là “một sự mơ hồ”, đại tá Đằng Kiến Quần từ Viện Nghiên cứu quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc thừa nhận. Theo Giáo sư Wang, “Trung Quốc khôn ngoan để biết họ yếu nếu đối đầu trên biển và họ luôn bất an về điều đó”. “Trung Quốc sẽ trỗi dậy ôn hòa hơn nếu họ không cảm thấy mối nguy đến từ đại dương”, ông gợi ý.

Bắc Kinh khởi động mạng dự báo ở “TP.Tam Sa”

Giới chức Trung Quốc ngày 22.3 tuyên bố khởi động cái gọi là Mạng thông tin dự báo hải dương Tam Sa tại “TP.Tam Sa”, theo Tân Hoa xã. Mạng này do Trung tâm dự báo Nam Hải thuộc Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc điều hành và quản lý. Nó sẽ dự báo sớm 72 giờ về gió, sóng biển, nhiệt độ nước ở khu vực “TP.Tam Sa”. Đồng thời, hệ thống này cũng dự báo môi trường biển xung quanh đảo Phú Lâm (Hoàng Sa) và bãi đá Chữ Thập (Trường Sa). Vì thế, đây là hình động phi pháp, xâm phạm chủ quyền Việt Nam.

Lê Loan

Thục Minh
(VP Singapore)

>> Cuộc đua vũ khí chống tăng
>> Trung Quốc ngang ngược lập mạng dự báo môi trường biển gần Hoàng Sa, Trường Sa
>> Tàu ngư chính lớn nhất của Trung Quốc ngang nhiên xuống tuần tra Trường Sa
>> Hàng Trung Quốc "đội lốt" hàng Việt lừa người Myanmar
>> Trung Quốc tập trận đổ bộ ở biển Đông, Philippines cử tàu tuần tra
>> Kinh hoàng "công nghệ" tăng trọng heo ở Trung Quốc
>> Tàu đổ bộ Trung Quốc tập trận ở biển Đông
>> Không có chuyện Trung Quốc được “độc quyền” cứu hộ tại biển Đông
>> Tòa án Mỹ phạt tập đoàn dược Trung Quốc 162 triệu USD
>> Trung Quốc trong cái nhìn của ông Lý Hiển Long
>> Đài Loan sẽ chĩa 50 tên lửa vào Trung Quốc
>> Quân đội Trung Quốc thề hiện thực hóa “giấc mơ Trung Hoa”
>> Trung Quốc ngang nhiên đưa tàu nghiên cứu khoa học đến Trường Sa
>> Tân lãnh đạo Trung Quốc nói cứng về chủ quyền

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.