* TP.HCM dành 22,3% quỹ đất xây dựng cho hạ tầng giao thông
Cụ thể, 6 trục cao tốc gồm: TP.HCM - Long Thành - Giầu Dây, dài 55 km, 6-8 làn xe; TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, 69 km, 6-8 làn xe; TP.HCM - Mộc Bài, 55 km, 4-6 làn xe; Bến Lức - Long Thành, dài 58 km, 6-8 làn xe; Biên Hòa - Vũng Tàu, 76 km, 6-8 làn xe; nâng cấp mở rộng quy mô 8 làn xe tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương, dài 40 km.
Bên cạnh đó, TP.HCM sẽ cải tạo nâng cấp 8 quốc lộ hướng tâm: QL1 (gồm 3 đoạn), QL13 (gồm 3 đoạn), QL50 (gồm 2 đoạn) và xây 3 tuyến đường vành đai.
Đối với các trục đường chính đô thị, TP.HCM sẽ xây hoàn chỉnh và kéo dài trục Đông - Tây, hoàn chỉnh trục đường Bắc Nam từ An Sương đến KCN Hiệp Phước; hoàn chỉnh trục đường Phạm Văn Đồng - Bạch Đằng và Hồng Hà - Trường Sơn - Hoàng Văn Thụ - Thoại Ngọc Hầu - Vành đai trong, kéo dài đến đường Nguyễn Văn Linh; xây mới đường nối QL1 với Vành đai 3; cải tạo thông xe các tuyến đường phố chính trong đô thị phù hợp với quy hoạch chung xây dựng đô thị...
Cũng theo quyết định của Thủ tướng, TP.HCM sẽ cải tạo, xây mới 102 nút giao thông chính khác mức; cải tạo mở rộng 34 nút giao chính đồng mức; xây mới 34 cầu, 1 hầm vượt sông, trong đó sông Sài Gòn có 14 cầu và 1 hầm, sông Đồng Nai 9 cầu; cải tạo 9 tuyến đường liên tỉnh; sắp xếp lại toàn bộ hệ thống đổ xe, bến bãi theo nguyên tắc ưu tiên đất cho giao thông tĩnh... Dự kiến đất dành cho hệ thống hạ tầng giao thông TP.HCM đến năm 2020 khoảng 22.305 ha, chiếm 22,3% quỹ đất xây dựng của TP.
Đình Mười
>> Hầu hết dự án hạ tầng giao thông ở TP.HCM đang gặp khó
>> TP.HCM cần trên 14 tỉ USD phát triển hạ tầng giao thông
>> Thực hiện và giải ngân các dự án kết cấu hạ tầng giao thông giảm
>> TP.HCM cần 14.000 tỉ đồng hoàn thiện đường Vành đai 2
Bình luận (0)