Theo báo cáo của cơ quan thú y, hiện trên địa bàn TP có 59 cơ sở nuôi yến, trong đó có 26 cơ sở chưa có chim yến cư trú.
|
Hai cơ sở nuôi có yến bị chết là cơ sở tại rạp hát Thanh Bình, đường Thống Nhất (hơn 4.000 con bị chết) và cơ sở trên đường Cao Thắng (chỉ phát hiện 1 con bị chết trên bưng cửa sổ).
Từ ngày 9-15.4, cơ quan thú y đã xét nghiệm 13/17 mẫu gộp chim chết, 35/46 mẫu gộp chim sống, 24/30 mẫu gộp tổ yến, 105/120 mẫu gộp phân chim nhưng chỉ có 13 mẫu gộp chim yến chết là dương tính; các mẫu gộp chim sống, tổ, phân hoàn toàn âm tính.
Ông Nguyễn Xuân Bình, Giám đốc Cơ quan Thú y vùng 6 nhận định, về mặt pháp lý thì phải công bố dịch trên những hộ nuôi chim yến bị nhiễm H5N1. Vì vậy, đề nghị UBND tỉnh công bố dịch tại hai cơ sở có chim yến bị nhiễm H5N1 trên.
Sau khi nghe ý kiến của các ngành liên quan, ông Trần Xuân Hòa, Phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch động vật cho biết, quan điểm của tỉnh là luôn đặt sức khỏe cộng đồng lên hàng đầu.
Tuy nhiên, ông Hòa đề nghị cơ quan chức năng cần đưa ra biện pháp tối ưu nhất để xử lý đàn chim yến hơn 100.000 con tại cơ sở rạp hát Thanh Bình khi công bố dịch.
Kết thúc buổi họp, ông Hòa đồng ý với đề nghị công bố dịch của cơ quan chuyên môn, nhưng vì đây là vấn đề mới, lần đầu tiên trên thế giới có chim yến nuôi bị cúm A/H5N1 nên phải xin ý kiến của cơ quan cấp trên.
Tin; ảnh: Thiện Nhân
>> Thủ tướng yêu cầu tăng cường phòng, chống dịch cúm A
>> Kịch bản ứng phó với dịch cúm A/H7N9
>> Hà Nội đối phó nguy cơ dịch cúm A/H7N9
>> Đà Nẵng chuẩn bị chống dịch cúm H7N9
>> Việt Nam khống chế dịch cúm gia cầm
>> Đối phó với dịch cúm gia cầm
Bình luận (0)