Một nhóm các nhà khoa học Mỹ đang tiến tới phát minh con chip có thể giúp tạo ra ký ức trong các bộ não bị tổn hại, và cuộc thử nghiệm lâm sàng sẽ được thực hiện trong 2 năm tới.
|
Theo trang tin MIT Technology Review, các nhà khoa học thuộc Đại học Nam California, Wake Forest và những người khác đang quan sát thùy cá ngựa, phần não chịu trách nhiệm chủ chốt trong việc hình thành ký ức dài hạn trong khoảng 10 năm.
Họ cho rằng đã tìm ra cách ký ức thành lập, cho phép tạo ra một con chip hỗ trợ những người bị tổn thương não cục bộ, người bị đột quỵ và trên hết là các nạn nhân bị chứng Alzheimer.
Theo CNN, các nhà nghiên cứu đã thí nghiệm trên não chuột và khỉ, chứng minh được rằng các tín hiệu trên não có thể được tái tạo bằng các tín hiệu điện tử phát ra từ một con chip silicon.
Quá hồ hởi trước phát hiện mới, các chuyên gia dự đoán thiết bị lưu giữ ký ức dành cho người sẽ sớm trình làng trong vòng từ 5 đến 10 năm.
Phi Yến
>> Công nghệ đang “nặn” ra bộ não mới
>> Google mô phỏng bộ não trẻ sơ sinh
>> 150 bộ não nghiên cứu chứng tự kỷ bị hủy hoại
>> Bộ não có thể nửa thức nửa ngủ
>> 5 điều cần biết về năng lượng và bộ não trẻ em
>> Tốc độ xử lý về mặt thời gian của bộ não con người
>> Ăn rau để giúp bộ não trẻ trung
>> Bộ não con người tiếp tục tiến hóa
>> Mạch sinh học lưu giữ ký ức
>> Chip tự định vị
>> Hé lộ công nghệ chip thẻ nhớ siêu bền
Bình luận (0)