Tiểu hành tinh có mặt trăng riêng lướt đến Trái đất

31/05/2013 12:33 GMT+7

(TNO) Một tiểu hành tinh lớn đến nỗi có cả mặt trăng riêng chuẩn bị tiếp cận Trái đất với khoảng cách gần nhất vào ngày 1.6.

(TNO) Một tiểu hành tinh lớn đến nỗi có cả mặt trăng riêng chuẩn bị tiếp cận Trái đất với khoảng cách gần nhất vào ngày 1.6.

Cuộc tiếp cận sát sườn nhất của tiểu hành tinh bề ngang 2,7 km, được đặt tên 1998 QE2, sẽ diễn ra vào lúc 3 giờ 59 phút ngày 1.6 (giờ VN).

Tiểu hành tinh kèm mặt trăng lướt đến Trái đất
Mô hình ước tính khoảng cách gần nhất khi 1998 QE2 tiếp cận Trái đất - Ảnh: NASA

Lúc đó, nó sẽ lướt đến vị trí chỉ cách địa cầu khoảng 5,8 triệu km, hoặc gấp 15 lần khoảng cách Trái đất - mặt trăng.

Đây cũng là lần tiếp cận gần nhất của tiểu hành tinh trên trong ít nhất 2 thế kỷ tới.

Nhờ vào hệ thống ăng ten đường kính 70 m ở Goldstone, bang California (Mỹ), các nhà khoa học của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) xác định được 1998 QE2 là tiểu hành tinh hệ đôi.

Trong dân số của các tiểu hành tinh cận Trái đất, khoảng 16% số cư dân có kích thước từ 200 m trở lên là hệ đôi hoặc hệ ba.

Hình ảnh radar cho thấy thiên thể chính trong hệ 1998 QE2, bề ngang 2,7 km, có chu kỳ quay không đầy 4 giờ, trong khi đó mặt trăng của nó có kích thước 600 m.

Hạo Nhiên

>> Lập gia phả tiểu hành tinh cận Trái đất
>> Tiểu hành tinh "khủng" sắp lướt gần Trái đất
>> Tiểu hành tinh từng “nướng” trái đất
>> Trái đất đang "rẻ rúng" mặt trăng
>> Lõi trái đất nóng như mặt trời

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.