Sáng 31.5, ông Biswaroop Roy Chowdhury (người Ấn Độ, Tổng giám đốc Trung tâm kỷ lục châu Á) đến chùa Hội Khánh (Bình Dương) để trao Kỷ lục châu Á cho danh hiệu Tượng Phật nhập Niết bàn dài nhất trên mái chùa châu Á (tượng dài 52 m, nằm ở độ cao 22,5 m).
Chiều cùng ngày tại TP.HCM ông cũng trao bằng cho 3 kỷ lục gia châu Á gồm: NSƯT - đạo diễn Nguyễn Văn Lượng với danh hiệu Đạo diễn có số lượng phim về đề tài đất nước - con người miền biển đảo nhiều nhất châu Á (từ 1988 đến nay đã thực hiện 221 bộ phim các loại), họa sĩ Trương Hán Minh với danh hiệu Họa sĩ vẽ tranh thủy mặc có số lượng tranh được bán đấu giá để làm từ thiện nhiều nhất (từ 1977 đến nay đã vẽ và bán đấu giá khoảng 200 bức thủy mặc đặc biệt để làm từ thiện), nữ họa sĩ Đặng Ái Việt với danh hiệu Người vẽ chân dung mẹ Việt Nam anh hùng nhiều nhất (đã vẽ khoảng 1.000 chân dung và vẫn còn đang tiếp tục).
|
Một Kỷ lục châu Á khác cũng được trao cho bức tranh Cửu long tranh châu do Công ty sản xuất và kinh doanh đá quý Dũng Tân (Thái Nguyên) sở hữu. Bức tranh gồm 9 con rồng bằng ngọc đang tranh một viên ngọc minh châu. Tranh cao 1,83 m, rộng 2,1 m, dày 35 cm và nặng hơn 2 tấn. Trước đó, ông Chowdhury đã đến núi Cấm (H.Tịnh Biên, An Giang) trao bằng Tượng Phật Di Lặc lớn nhất trên đỉnh núi ở châu Á tượng cao 33,6 m đặt trên đỉnh núi cao 710 m) và núi Tà Cú (Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) trao bằng Tượng Phật nhập Niết bàn dài nhất trên đỉnh núi châu Á (tượng dài 49 m).
H.Đ.N
>> Tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi Cấm đạt kỷ lục châu Á
>> Việt Nam có thêm 2 kỷ lục châu Á
>> Đề nghị xác lập kỷ lục châu Á đặc sản Quảng Ngãi
>> Quái kiệt Mai Đình Tới biểu diễn trên sân khấu - nhạc cụ kỷ lục châu Á
>> Quái kiệt Mai Đình Tới làm sân khấu - nhạc cụ kỷ lục châu Á
>> Phượng hoàng vũ được công nhận kỷ lục châu Á
Bình luận (0)