Các nhà khoa học Anh cho rằng bệnh nhân tâm thần phân liệt có thể dùng avatar (hình ảnh đại diện) để kiểm soát giọng nói bí ẩn luôn ám ảnh trong tiềm thức.
>> Trẻ bị nhiễm trùng ruột dễ mắc chứng tâm thần phân liệt
>> Tác giả “Trăm năm cô đơn” bị tâm thần phân liệt
>> Tìm ra gien bệnh tâm thần phân liệt
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Cao đẳng London (UCL) đã phát triển một hệ thống avatar để hỗ trợ những bệnh nhân bị chứng tâm thần phân liệt kiểm soát những giọng nói vang lên trong đầu họ. Theo đó, các bác sĩ trị liệu được yêu cầu khuyến khích bệnh nhân thể hiện thái độ phản đối avatar - do chính bệnh nhân tạo ra - và buộc nó phải rời đi nơi khác. Sự tiếp cận này được đánh giá có thể giúp cải thiện sự tự tin của bệnh nhân khi đối mặt với những ảo giác khiến họ phát điên.
Trong liệu trình điều trị ban đầu, 16 bệnh nhân đã trải qua nhiều nhất là 6 đợt trị liệu, mỗi lần kéo dài 30 phút. Đầu tiên, bệnh nhân được yêu cầu tạo ra hình avatar trên máy tính bằng cách lựa chọn khuôn mặt và giọng nói mà họ cho rằng đang tồn tại trong đầu họ. Sau đó, hệ thống tích hợp môi của avatar với từng lời nói, cho phép nhà trị liệu trao đổi với bệnh nhân thông qua hình đại diện ngay tức thời. Kết quả hết sức đáng khích lệ, sau khi các bác sĩ ghi nhận sự cải thiện trong tần số xuất hiện và tính nghiêm trọng khi tính cách thứ hai xuất hiện. Cụ thể, 3 bệnh nhân không còn nghe những tiếng nói vang vọng trong đầu sau khi trị liệu, dù trước đó họ trải qua lần lượt 16 năm, 13 năm và 3 năm rưỡi bị ám ảnh. Avatar không trực tiếp đề cập đến những ảo giác ở bệnh nhân, nhưng cuộc nghiên cứu cho thấy tình trạng này được cải thiện hẳn sau quá trình điều trị.
Nhóm chuyên gia khẳng định rằng liệu pháp trên có thể cung cấp sự trợ giúp “nhanh chóng và hiệu quả” nhằm khống chế sự rối loạn bên trong tâm thức. Và có vẻ như phương pháp tiếp cận mới đã chứng tỏ hiệu quả vượt xa các liệu pháp điều trị hiện thời. Hệ thống mới cũng giảm được tần suất và độ khủng khiếp của những lần “lên cơn” trong các trường hợp tương lai. BBC dẫn lời trưởng nhóm nghiên cứu, Giáo sư Julian Leff cho hay dù bệnh nhân tương tác với avatar giống như nó là một con người thực sự, nhưng do họ tạo ra nó nên biết rằng nó không thể làm hại được mình. Trong khi đó, những âm thanh xuất hiện trong đầu thường đe dọa giết chết hoặc làm tổn hại bệnh nhân, gia đình của họ. Kết quả là liệu pháp giúp bệnh nhân dần lấy lại được sự tự tin và được khuyến khích phải đương đầu với avatar, hay kẻ thù giấu mặt đã liên tục khủng bố tinh thần họ lâu nay. “Chúng tôi ghi lại mỗi lần trị liệu trên máy MP3 để bệnh nhân luôn có sẵn nhà trị liệu bỏ túi, cho phép họ nghe mỗi khi bị các giọng nói lạ tấn công”, Giáo sư Leff diễn giải.
Hiện đội ngũ chuyên gia đã nhận được giải thưởng trị giá 1,3 triệu bảng Anh từ quỹ Wellcome Trust để hoàn thiện hệ thống và triển khai cuộc thí nghiệm trên diện rộng, trước khi phương pháp tiếp cận này được chính thức sử dụng trong các buổi điều trị tâm thần phân liệt. Dự kiến đợt bệnh nhân đầu tiên sẽ được điều trị vào tháng 7 tại Viện Tâm thần học của UCL. Kết quả sẽ được công bố vào cuối năm 2015.
Tâm thần phân liệt là gì ? Tâm thần phân liệt ảnh hưởng khoảng 1% số người trên toàn thế giới, triệu chứng phổ biến nhất là bị ảo tưởng và ảo giác giọng nói, có nghĩa là cứ nghe văng vẳng tiếng nói trong đầu. Nguyên nhân có thể kể đến di truyền, chơi ma túy hoặc gặp vấn đề trong giai đoạn thai nhi. Dù được điều trị bằng thuốc, khoảng 1/4 trường hợp rối loạn tâm thần dạng này tiếp tục bị ám ảnh, làm ảnh hưởng nghiêm trọng khả năng tập trung của bệnh nhân. |
Hạo Nhiên
>> Nguy cơ tâm thần phân liệt ở trẻ thiếu vitamin D
>> Ti vi và bệnh tâm thần phân liệt
>> Trung Quốc: 7,8 triệu người bị mắc chứng tâm thần phân liệt
>> Ăn cá giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer và tâm thần phân liệt
>> m nhạc giảm triệu chứng tâm thần phân liệt
Bình luận (0)