Cuộc nghiên cứu hơn 550 ngôn ngữ trên toàn thế giới cho thấy có sự khác biệt trong việc phát âm ở những cộng đồng sống trên độ cao nhất định so với mặt nước biển, và người sống ở vùng đồng bằng.
Theo đó, tình trạng tống hơi khi phát ra các phụ âm xuất hiện phổ biến hơn ở những người sống ở vùng núi cao, do âm thanh đó dễ thoát ra hơn, có thể là do họ hạn chế tối thiểu sự mất nước trong miệng ở điều kiện môi trường khô ráo, theo trưởng nhóm nghiên cứu Caleb Everett của Đại học Miami. Theo báo cáo trên chuyên san PLOS ONE, phát hiện này đã đánh đổ quan niệm lâu nay rằng địa lý không đóng vai trò gì trong quá trình hình thành ngôn ngữ, ngoại trừ các từ vựng đặc trưng trong môi trường cụ thể hoặc tại nơi hoang dã. Một số nghiên cứu với quy mô nhỏ hơn đã cho rằng ngôn ngữ ở vùng có khí hậu ấm áp sử dụng nhiều nguyên âm hơn tại vùng lạnh lẽo, nhưng kết luận này vẫn còn gây tranh cãi.
Thụy Miên
>> Phát hiện mới về sự tiến hóa của ngôn ngữ
>> Phục hồi ngôn ngữ cổ xưa
>> Cứu ngôn ngữ của Chúa Jesus
>> Trẻ học ngôn ngữ từ trong bụng mẹ
Bình luận (0)