Kịch bản giả định chiến tranh Đông Bắc Á - Kỳ 2: Không quân Nhật thắng thế

17/08/2013 08:45 GMT+7

(TNO) Tờ Russia Beyond the Headlines (Nga) tiếp tục đánh giá về tương quan sức mạnh không quân của Nhật Bản và Trung Quốc, cũng như các kịch bản giao tranh có thể xảy ra.

(TNO) Tờ Russia Beyond the Headlines (Nga) tiếp tục đánh giá về tương quan sức mạnh không quân của Nhật Bản và Trung Quốc, cũng như các kịch bản có thể xảy ra nếu hai nước giao tranh bằng không quân.

>> Kịch bản giả định chiến tranh Đông Bắc Á - Kỳ 1: Ai sẽ tham chiến?

Không quân Nhật Bản

Nếu Trung Quốc dùng đến vũ khí hạt nhân (mặc dù nước này đã tuyên bố sẽ không bao giờ dùng chúng chống lại các quốc gia không sở hữu vũ khí hạt nhân), thì Mỹ chắc chắn sẽ thực hiện cam kết hỗ trợ Nhật Bản, Russia Beyond the Headlines phân tích.


Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngồi trong khoang lái của một chiếc máy bay huấn luyện tại một căn cứ quân sự ở thành phố Higashimatsushima - Ảnh: Reuters

Nga khi đó chắc chắn sẽ không ủng hộ Trung Quốc bằng cách động binh tấn công vào lãnh thổ Mỹ vì mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Mỹ và Nga không cho phép Nga nghĩ đến điều này.

Vì vậy, hãy loại bỏ khả năng Trung Quốc dùng đến vũ khí hạt nhân.

Nhật Bản hiện đang sở hữu một căn cứ không quân và hải quân vững chắc ở đảo Okinawa, vốn rất thuận lợi để Nhật thiết lập một cứ điểm chiến lược hoạt động như một “tàu sân bay không thể bị đánh chìm” trên biển.


Đảo Okinawa được ví như một "tàu sân bay không thể bị đánh chìm" của Nhật - Ảnh: wordpress.com

Ngoài ra, Okinawa còn được bảo vệ chắc chắn bởi hệ thống đánh chặn tên lửa tối tân Patriot của Mỹ, chiến đấu cơ và các hệ thống phòng thủ tối tân khác để chống lại các đợt không kích (bao gồm cả tấn công bằng tên lửa hành trình).

Chiến đấu cơ Nhật Bản hiện không có khả năng tiếp liệu trực tiếp trên không. Nhưng với nhiều chuyến bay ngắn từ đảo Okinawa, không quân Nhật trên thực tế có khả năng tuần tra và chiến đấu liên tục.

Russia Beyond the Headline nhận định Nhật Bản có thể điều động một phần ba chiến đấu cơ của mình (tờ báo Nga dự đoán là 100 chiếc - PV) vào khu vực đang xảy ra giao tranh mà không sợ làm suy yếu khả năng phòng thủ trên vùng lãnh thổ chính.

Lực lượng máy bay chiến đấu của Không quân Nhật bao gồm các loại chiến đấu cơ hiện đại, được đánh giá là có khả năng tấn công tầm xa hiệu quả mà không cần phải đi vào khu vực tập trung hệ thống phòng không của Trung Quốc.

Nhật còn sở hữu máy bay kiểm soát và cảnh báo sớm trên không (AWACS), giúp lực lượng không quân nước này dễ dàng kiểm soát tình hình, cũng như dễ dàng chỉ huy và phối hợp tác chiến giữa các phi đội.

Không quân Trung Quốc

Hiện không có số liệu chính xác về độ bao phủ của hệ thống radar Trung Quốc bên ngoài không phận nước này.

Tuy nhiên, khi giao tranh bùng nổ, hệ thống radar và hệ thống phòng không dĩ nhiên sẽ được tăng cường ở các khu vực trung tâm, Russia Beyond the Headlines phân tích.


Một chiến đấu cơ Trung Quốc được cho là mẫu máy bay chiến đấu tàng hình xuất hiện tại tỉnh Tứ Xuyên - Ảnh: Reuters

Do Trung Quốc quá rộng lớn nên tờ báo Nga nhận định Bắc Kinh sẽ gặp khó khăn trong việc triển khai các khí tài và vũ khí với quy mô lớn.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng không thể bỏ ngỏ phần biên giới giáp ranh với láng giềng Nga ở phía bắc hoặc để cho phần biên giới với Ấn Độ suy yếu.

Kinh nghiệm và trình độ kỹ thuật của các phi công Trung Quốc cũng là một trong những vấn đề đáng lo ngại của nước này.

Từ những yếu tố trên, tờ báo Nga dự đoán Trung Quốc khó có khả năng điều động số lượng lớn chiến đấu cơ ngay từ đầu cuộc giao tranh. 

Và một lần nữa, giao tranh giữa không quân hai nước Nhật Bản và Trung Quốc nhiều khả năng sẽ là cuộc đối đầu giữa các mẫu chiến đấu cơ của Nga và Mỹ vì Trung Quốc chắc chắn sẽ dùng mẫu máy bay chiến đấu đa năng Su-27 (mua của Nga hoặc tự sản xuất).

Đối với chiến đấu cơ Trung Quốc, khoảng cách từ sân bay nội địa đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư sẽ dài hơn so với quãng đường bay của máy bay Nhật. Nhưng xét về mặt kỹ thuật, máy bay chiến đấu Trung Quốc vẫn có khả năng duy trì sự hiện diện lâu dài tại khu vực đang có tranh chấp này.

Tuy nhiên, do điều kiện địa lý, Nhật sẽ dễ kiểm soát hướng di chuyển của máy bay Trung Quốc trên biển Hoa Đông hơn là Trung Quốc kiểm soát hướng đi của máy bay Nhật ở Okinawa.

Mặt khác, số lượng máy bay AWACS của Không quân Trung Quốc vẫn còn rất hạn chế, theo Russia Beyond the Headlines.

Không quân Trung Quốc cũng còn non kinh nghiệm trong việc chỉ huy và phối hợp tác chiến trên không, cũng như có ít kinh nghiệm thực tiễn về cách thức phối hợp tác chiến giữa không quân với hải quân.

Vì vậy, trong cuộc đối đầu trên không với Nhật Bản, Trung Quốc ở thời điểm hiện tại nhiều khả năng sẽ gặp thất bại, theo Russia Beyond the Headlines.

Nhưng trong tương lai, Bắc Kinh có thể khắc phục được những yếu điểm nói trên bằng việc tích cực sản xuất thêm (hoặc mua) nhiều máy bay chiến đấu.

(còn tiếp...)

Hoàng Uy

>> Thế trận không quân Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương
>> Thế trận bao vây Trung Quốc của không quân Mỹ
>> Mỹ - Nhật sắp tập trận không quân
>> Không quân Triều Tiên rầm rộ cất cánh
>> Không quân Trung Quốc tập trận lớn
>> Không quân Trung Quốc tập trận quy mô lớn
>> Thế trận binh lực của Trung Quốc: Không quân dày đặc phía nam
>> Máy bay ném bom Trung Quốc có thể tấn công tới đảo Hawaii của Mỹ
>> Nga, Mỹ sẽ liên quân đối phó Trung Quốc?
>> Tướng Trung Quốc: Phải giành được biển Đông
>> Hải quân Trung Quốc thua kém Nhật Bản
>> Trung Quốc đã chịu ngồi lại đàm phán với Nhật Bản?

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.