>> Sẽ cưỡng chế di dời khỏi khu vực nguy hiểm 'hố tử thần' ở Phú Thọ
>> ‘Hố tử thần’ ở Phú Thọ: Hơn 400 hộ dân đang nằm trong diện nguy hiểm
>> Hố tử thần ở Phú Thọ
>> Hố tử thần' liên tiếp xuất hiện ở Phú Thọ
>> Nạn nhân bị 'hố tử thần nuốt chửng': Tôi như rơi xuống địa ngục !
>> Hố tử thần' gây hoang mang dân Cẩm Phả
>> Vụ 'hố tử thần' nuốt người: Thêm hai hộ dân phải khẩn cấp di dời
Bà Dương Thị Mậu, 73 tuổi, có nhà ở nằm sát miệng “hố tử thần” xuất hiện trong các ngày 23.8 và 26.8, cho biết dù đã được lấp đầy đất đá nhưng hiện tượng sụt lún vẫn tiếp tục.
“Tôi sợ lắm, bên cạnh hố lớn được lấp hôm trước đã xuất hiện một hố nhỏ hơn, tiếp nối với miệng hố cũ”, bà Mậu nói.
Cũng theo bà Mậu, dù đã liên tục đổ đất đá vào “hố tử thần” nhỏ mới xuất hiện này nhưng hiện tượng sụt lún chưa dừng lại. Miệng hố không ngừng ăn vào móng nhà bà Mậu khiến nền, tường nhà ngày càng nứt toạc ra.
Cách nhà bà Mậu 5 căn là nhà bà Ngô Thị Toàn có tường nhà cũng bị nứt, rất nguy hiểm. Bà Toàn cho hay mỗi ngày xung quanh nhà, ngoài vườn lại xuất hiện thêm nhiều vết nứt, nhiều miệng hố sụt lún lớn, nhỏ mới.
|
Nhiều người dân ở Ninh Dân cho biết tình trạng sụt lún ở đây vẫn đang diễn biến phức tạp, nhất là sau những ngày mỏ đá của Công ty xi măng Sông Thao nổ mìn khai thác. Tuy nhiên, đến chiều 30.8, chính quyền địa phương vẫn chưa yêu cầu đơn vị này dừng nổ mìn khai thác đá.
Trong khi đó, công tác di dời những hộ dân trong vùng nguy hiểm như nhà bà Mậu, bà Toàn, ông Vũ Đức Dũng… của chính quyền địa phương vẫn chưa có tiến triển. Trong bán kính 300 m quanh miệng “hố tử thần” xuất hiện hôm 23.8 và 26.8 vẫn còn ít nhất hơn 20 hộ dân với hàng trăm nhân khẩu chưa chịu đi do chưa nhận được hỗ trợ, bồi thường thỏa đáng.
Phía chính quyền địa phương đã khẳng định sẽ lập phương án cưỡng chế nhưng không xác định thời gian triển khai, trong khi tính mạng người dân vẫn “treo” ngay trên miệng “hố tử thần”.
PGS-TS Nguyễn Văn Lâm, Trưởng bộ môn địa chất thủy văn, Trường ĐH Mỏ Địa chất, cho rằng nếu nổ mìn nhiều cộng với tháo khô nước trong quá trình khai thác đá vôi có thể tác động đến địa chất khu vực này.
Cũng theo ông Lâm, rất khó để đưa ra nhận định trong thời gian tới, khu vực sụt lún ở Ninh Dân có còn xảy ra sụt lún nữa hay không vì cần phải khảo sát, đánh giá cẩn thận mới cho kết quả chính xác.
“Còn việc khắc phục bằng cách đổ đất đá xuống hố chỉ là giải pháp tình thế. Đối với các “hố tử thần” lớn, những khu vực xảy ra hiện tượng sụt, lún cần lập dự án khảo sát, xác định rõ nguyên nhân, cấu trúc nền đất ở khu vực xuất hiện hố sụt, động lực dòng chảy, mức độ ảnh hưởng của các hoạt động khai thác khoáng sản, tháo khô mỏ, ảnh hưởng của mưa lũ kéo dài… Từ đó, mới đánh giá được nguy cơ tiểm ẩn, đề xuất các giải pháp phòng tránh, khắc phục hợp lý và hiệu quả. Những hố nhỏ, nền địa chất ổn định hơn, có thể chỉ cần lấp đất và theo dõi”, ông Lâm cho hay.
Theo một số chuyên gia về địa chất thủy văn, nếu tình trạng trên còn tiếp diễn, đơn vị khai thác đá không ngừng nổ mìn thì khi trời mưa, người dân ở Ninh Dân cần nâng cao cảnh giác, chú ý quan sát các hiện tượng sụt lở, nứt và biến dạng mặt đất...; thường xuyên quan sát, để ý nhà, đất để sớm phát hiện những vết nứt, biểu hiện sụt lún dễ thấy bằng mắt thường để phòng tránh.
Bài, ảnh: Hà An - Anh Đan
Bình luận (0)