Lũ bất thường vì thủy điện xả lũ cấp tập

17/11/2013 17:35 GMT+7

(TNO) Có đi qua những vùng nước lũ càn quét ở Quảng Nam mới thấy hết những tan hoang, mất mát mà người dân nơi đây đang gánh chịu.

* 14 căn nhà ngấp nghé bên 'miệng' hà bá

Nước lũ vào hôm 15.11 gây sập bờ rào trụ sở Công an thị trấn Ái Nghĩa (H.Đại Lộc)
Nước lũ vào hôm 15.11 gây sập bờ rào trụ sở Công an thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc, Quảng Nam

Ngày 17.11, trao đổi với PV Thanh Niên Online, ông Nguyễn Khắc Xuyên, Bí thư Đảng ủy xã Đại Hưng (huyện Đại Lộc, Quảng Nam) kiến nghị các thủy điện thượng nguồn sông Vu Gia, trước khi xả lũ cần phải cấp báo cho địa phương để kịp thời di dời người dân.

“Khoảng 10 giờ ngày 15.11, tôi nhận được thông báo thủy điện Đăk Mi 4 xả lũ. Tuy nhiên, đến 14 giờ cùng ngày, thì nước lũ đổ về dữ dội khiến chúng tôi không kịp trở tay. Chưa bao giờ tôi chứng kiến một trận lũ có diễn biến bất thường như vậy”, ông Xuyên bức xúc.

“Trước khi xả lũ, các thủy điện phải thông báo cho chúng tôi trước khoảng 1 buổi để chủ động di dời, tránh lũ. Khi có mưa lớn, các thủy điện xả lũ ồ ạt. Người dân chúng tôi ở hạ du không trở tay kịp”, ông Xuyên nói thêm.

Được biết, vào ngày 15.11, thủy điện Đăk Mi 4 xả lũ qua tràn với lưu lượng lên đến 3.900 m3/s.

Chiều 17.11, người dân xã Đại Hưng khẩn trương dọn dẹp sau lũ. Tuy nhiên, do lượng cát bồi đồng ruộng, khu dân cư quá lớn (ước khoảng 5.000 m3 đất cát) nên nhiều người đang gặp khó khăn trong khắc phục hậu quả.

Nhiều người dân ở Quảng Nam cho rằng nguyên nhân nước lũ lên nhanh là do thủy điện xả lũ bất ngờ. Ông Đoàn Ngọc Tiến (57 tuổi, trú tại thôn Nông Sơn 2, xã Điện Phước, huyện Điện Bàn, Quảng Nam) cho rằng lũ lên nhanh, đột biến với mức 60 cm trong 1 giờ, là do các thủy điện thượng nguồn xả lũ quá lớn.

Theo ông Tiến, mọi năm vào thời điểm tháng 10 Âm lịch, nếu xảy ra lũ thì chỉ với mức độ nhỏ. Tuy nhiên, đợt lũ này quá lớn là do thủy điện cấp tập xả lũ.

* Chiều cùng ngày, bà Nguyễn Thị Bích Sinh, Chủ tịch UBND xã Phước Hiệp (huyện Phước Sơn, Quảng Nam) cho biết lũ đã khiến 14 căn nhà của người dân dọc sông Trường tại thôn 3 và thôn 11 bị sạt lở nghiêm trọng.

“Nhiều người dân bảo với tôi rằng hơn 40 năm sống ở khu vực này, họ chưa bao giờ chứng kiến cảnh tượng nước lũ đổ về hãi hùng như hôm 15.11”, bà Sinh nói.

Trong số những nhà dân bị sập do lở đất, nhà chị Võ Thị Kim Hòa (tại thôn 11) đã bị dòng sông “nuốt” hoàn toàn.

Phần móng sân bị sạt lở nghiêm trọng
Phần móng sân trụ sở Công an thị trấn Ái Nghĩa bị sạt lở nghiêm trọng - Ảnh: Hoàng Sơn

Lực lượng chức năng xã Phước Hiệp (H.Phước Sơn) giúp dân tìm kiếm đồ đạc sau khi nhà bị sạt xuống sông (Ảnh: Trọng Ý)
Lực lượng chức năng xã Phước Hiệp (H.Phước Sơn) giúp dân tìm kiếm đồ đạc sau khi nhà
bị sạt xuống sông - Ảnh: Trọng Ý

Thủy điện Đăk Mi 4 xả lũ gây sạt lở nhà dân, điều mà nhiều người dân Phước Hiệp chưa bao giờ thấy (Ảnh: Trọng Ý)
Nhiều người dân Phước Hiệp chưa bao giờ thấy một trận lũ lớn và tàn khốc đến vậy - Ảnh: Trọng Ý

 Các thủy điện cấp tập xả lũ vào ngày 15.11 khiến hạ du ngập chìm trong biển nước

Các thủy điện cấp tập xả lũ vào ngày 15.11 khiến hạ du ngập chìm trong biển nước
Các thủy điện cấp tập xả lũ vào ngày 15.11 khiến hạ du ngập chìm trong biển nước - Ảnh: Hoàng Sơn

Hoàng Sơn

>> Báo Thanh Niên cứu trợ khẩn cấp người dân vùng lũ Quảng Ngãi
>> Người dân miền Trung khốn khổ vì lũ rút chậm
>> Từ trưa nay, lũ các sông ở miền Trung đạt đỉnh
>> Miền Trung tan hoang trong lũ: 31 người chết, 10 người mất tích
>> Miền Trung tan hoang trong lũ
>> Tài sản trôi theo cơn lũ
>> Hốt hoảng chạy lũ
>> Nước lũ chia cắt, QL1 đoạn qua Quảng Ngãi tê liệt
>> 15 người chết do mưa lũ ở miền Trung
>> Người dân Bình Định trắng đêm chạy lũ
>> Hàng ngàn du khách phố cổ Hội An sơ tán khẩn cấp trong trận lũ lịch sử
>> Quảng Ngãi: 2 người chết do mưa lũ

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.