|
GS Hiển cho biết: “Không thể có một loại vắc xin 'hoàn hảo' bảo vệ an toàn tuyệt đối cho tất cả mọi người. Vì vậy, việc phản ứng sau tiêm chủng (PƯSTC) có thể đem đến một số tác dụng phụ không mong muốn như sốt, co giật..., nhưng hầu hết các trường hợp này nhẹ và biến mất nhanh chóng”.
“Việc có PƯSTC là do liên quan đến vắc xin, do quá trình bảo quản, vận chuyển, chỉ định và tiêm chủng không đúng. Phản ứng cũng xảy ra do sự lo lắng về tiêm chủng như ngất xỉu, thở nhanh, chóng mặt. Đặc biệt là do sự trùng hợp ngẫu nhiên, trẻ đã có sẵn bệnh lý, phản ứng xảy ra trùng với thời điểm tiêm chủng dẫn đến tử vong, điều đó đôi khi đổ lỗi do tiêm chủng gây ra”, ông Hiển cho biết thêm.
Trả lời các câu hỏi liên quan đến việc tiêm vắc xin dẫn đến tử vong của 3 trẻ ở Quảng Trị, GS Hiển khẳng định: “Trách nhiệm lúc này không thuộc về Bộ Y tế nữa, Công an tỉnh Quảng Trị đã tiến hành khởi kiện vụ án và chúng ta chỉ còn chờ kết luận”.
Thông tin tại hội thảo cho biết, Việt Nam là một trong những nước đầu tiên ở châu Á thanh toán bệnh bại liệt vào năm 2000, loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh vào năm 2005, nhiều bệnh khác đã giảm đáng kể như sởi, viêm gan.
Tin, ảnh: Diễm Út
>> Phản ứng sau tiêm vắc xin Quinvaxem
>> Nguy cơ thiếu vắc xin
>> Đã có 53 tỉnh, thành tiêm lại vắc xin '5 trong 1
>> Tiêm gần 1 triệu liều vắc xin cúm A/H5N1
>> Tăng cường giám sát phản ứng sau tiêm vắc xin Quinvaxem
>> Lo ngay ngáy khi tiêm lại vắc xin Quinvaxem
Bình luận (0)