Trồng ca cao vẫn thu lợi nhuận cao

12/12/2013 10:45 GMT+7

(TNO) Sáng nay 12.12, Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk làm việc với đoàn kiểm tra thuộc dự án Phát triển ca cao bền vững nhằm làm rõ nguyên nhân người dân đốn bỏ ca cao trong thời gian gần đây.

(TNO) Sáng nay 12.12, Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk làm việc với đoàn kiểm tra thuộc dự án Phát triển ca cao bền vững nhằm làm rõ nguyên nhân người dân đốn bỏ ca cao trong thời gian gần đây.


Giá ca cao xuống thấp nên nông dân đốn bỏ ca cao để trồng cây khác - Ảnh: Q.T

Ông Huỳnh Quốc Thích, Phó giám đốc Sở NN-PTNT Đắk Lắk khẳng định: "Sau khi chia tách tỉnh, Đắk Lắk đã quy hoạch 6.000 ha trồng ca cao để đa dạng hóa cây trồng, giảm phụ thuộc vào cây cà phê. Hiện Đắk Lắk có 2.000 ha ca cao, có người chặt đi nhưng lợi thế cây ca cao là không phủ nhận được. Cây ca cao đối với nhà khoa học thì không mới nhưng với nông dân thì còn khá mới. Khó khăn lớn nhất là thiếu quỹ đất, phải trồng xen với cây khác. Tại Đắk Lắk đã có nhiều mô hình sản xuất ca cao hiệu quả, tăng thu nhập cho nông dân nhưng nhiều người dân chưa thật sự nhìn ra lợi ích từ cây ca cao, nôn nóng chặt bỏ khi giá ca cao xuống thấp".

Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), tính đến tháng 11.2013, diện tích trồng ca cao cả nước là 22.110 ha, trong đó các tỉnh có diện tích trên 1.000 ha là: Bến Tre (7.342 ha); Bà Rịa-Vũng Tàu (2.787 ha); Tiền Giang (2.578 ha); Đắk Lắk (2.554 ha); Bình Phước (1.310 ha); Vĩnh Long (1.244 ha)…

Cuối năm 2012 và nửa đầu năm 2013, giá ca cao xuống thấp nên một số nơi nông dân đốn bỏ ca cao để trồng cây khác. Hiện nay, trước giá ca cao trên thị trường đang tăng lên ở mức 50.000 - 55.000 đồng/kg hạt khô lên men (khoảng 4.300 - 4.500 đồng/kg trái tươi), tình trạng đốn bỏ ca cao đã giảm nhiều.

Ông Đinh Hải Lâm, Giám đốc chương trình Phát triển ca cao Việt Nam cho biết, sản xuất ca cao của Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội, như nhu cầu tiêu thụ ca cao đang tăng mạnh, đặc biệt là tại châu Á.  Dự báo vào năm 2020, thế giới sẽ thiếu hụt khoảng một triệu tấn ca cao do nhu cầu tăng cộng với sự sụt giảm về sản lượng của các nước như Ghana, Bờ Biển Ngà, Indonesia...

Cục Trồng trọt khuyến cáo nông dân bình tĩnh, tiến hành thâm canh tăng năng suất, áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật trồng xen, giảm chi phí, hạ giá thành, đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm ca cao Việt Nam trên thị trường.

Chỉ đốn bỏ để trồng lại ở những vườn cây bị bệnh nặng cho năng suất thấp hoặc chuyển sang cây trồng khác ở những diện tích có điều kiện sinh thái không phù hợp.

Quang Thuần

>> Khánh thành nhà máy ca cao tiêu chuẩn quốc tế
>> Tập huấn kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch ca cao
>> Nhà vườn “trảm” ca cao
>> Ca cao bị chặt bỏ hàng loạt
>> Nông dân điêu đứng vì ca cao nhiễm bệnh
>> Ca cao “cứu” cây điều
>> Cây ca cao “cứu” người trồng dừa
>> Ca cao chống viêm nhiễm, tiểu đường
>> Ca cao cải thiện não bộ ở người già
>> Sản xuất và tiêu thụ ca cao gặp khó khăn

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.