Tủy xương nhân tạo

13/01/2014 14:45 GMT+7

(TNO) Các nhà khoa học Đức đã nghiên cứu thành công tủy xương nhân tạo, cho phép tế bào gốc sinh sôi và có thể đơn giản hóa quá trình điều trị bệnh bạch cầu cấp (leukaemia).

(TNO) Các nhà khoa học Đức đã nghiên cứu thành công tủy xương nhân tạo, cho phép tế bào gốc sinh sôi và có thể đơn giản hóa quá trình điều trị bệnh bạch cầu cấp (leukaemia).

Xương nhân tạo
Cấu trúc xốp của tủy xương nhân tạo cho phép tế bào gốc sinh sôi - Ảnh: KIT

Đột phá ấn tượng trong lĩnh vực tế bào gốc đã cho phép các chuyên gia nuôi cấy tủy xương nhân tạo, mở ra hy vọng cho những bệnh nhân bị bệnh máu trắng.

Đài truyền hình DW (Đức) cho biết đây là công trình nghiên cứu do các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ Karlsruhe (KIT) hợp tác với Viện Max Planck và Đại học Tubigen của Đức tiến hành.

Với sự trợ giúp của nhựa nhân tạo, các chuyên gia tạo nên cấu trúc xốp bắt chước cấu trúc của tủy xương hình thành máu.

Họ thêm vào các khối protein xây dựng, tương tự như những protein hiện diện trong tủy xương để các tế bào bám vào.

Từ đó, tủy xương nhân tạo dưới dạng cấu trúc xốp mang theo đầy đủ các đặc tính của tủy xương tự nhiên, và có thể được dùng để tái sinh sản các tế bào gốc trong điều kiện thí nghiệm.

Dựa trên cuộc nghiên cứu, giới chuyên gia hy vọng sẽ sớm tìm ra phương pháp điều trị bệnh bạch cầu trong vòng vài năm tới, theo báo cáo đăng trên chuyên san Biomaterials.

Phi Yến

>> Chữa nứt bằng xương nhân tạo
>> Xương nhân tạo
>> Xương nhân tạo chữa vẹo cột sống
>> Xương nhân tạo làm từ gỗ

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.