Cá nhân tôi ủng hộ các cải cách thi cử theo hướng giảm sự căng thẳng cho người thi, cho nhà tổ chức nhưng tôi vẫn nghĩ cần có một đánh giá tầm cỡ quốc gia đối với giáo dục, để không còn những âu lo trong dư luận như hiện nay. Vì sao cần một đánh giá có tính chất quốc gia? Đơn giản là kỳ đánh giá này sẽ loại bớt (chứ không thể loại hẳn) và đánh giá gần với giá trị thực hơn.
Tôi đề nghị, có thể hằng năm, hoặc nếu muốn đỡ tốn kém hơn thì 2 năm/lần đánh giá học sinh trên bình diện quốc gia. Học sinh của các năm đánh giá đều phải tham gia kỳ đánh giá này. Thời điểm của kỳ đánh giá theo chuẩn quốc gia này nên vào cuối lớp 8 và cuối lớp 11. Đó có thể là những bài thi tổng hợp chứ không phải của một môn học. Không lấy điểm của kỳ thi này làm điểm để tốt nghiệp hay điểm thi các môn học. Điểm của học trò chỉ để học trò biết, nhưng kết quả thi/đánh giá là vô cùng cần thiết, có ý nghĩa với các nhà quản lý giáo dục: đánh giá lại chương trình học, trình độ giữa các vùng miền, các sở, các trường.
PGS-TS Nguyễn Kim Hồng
(Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM)
>> Thi tốt nghiệp THPT 4 môn
>> TP.HCM công bố ngày thi tốt nghiệp chương trình tiếng Pháp song ngữ
>> Sẽ không mở rộng đối tượng miễn thi tốt nghiệp THPT
>> Các phương án thi tốt nghiệp THPT: Xem xét ngoại ngữ là môn tự chọn
>> Đa số ý kiến ủng hộ thi tốt nghiệp 4 môn
>> Bộ GD-ĐT giải thích về dự kiến đổi mới thi tốt nghiệp THPT
>> Khảo sát của Báo Thanh Niên về cải tiến kỳ thi tốt nghiệp THPT
Bình luận (0)