(TNO) Các nhà thiên văn học đã tìm thấy một thế giới mới nằm ở khoảng cách gấp 80 lần mặt trời - Trái đất, xa hơn bất cứ hành tinh nào từng được phát hiện trước đây.
|
Ước tính hành tinh lùn mới phát hiện, tạm gọi là 2012 VP 113, có đường kính khoảng 450 km, tức không đến phân nửa kích thước của hành tinh lùn láng giềng Sedna, được phát hiện cách đây 10 năm.
Reuters dẫn lời các nhà thiên văn học cho hay, Sedna và VP 113 là những vật thể đầu tiên nằm trong vùng được cho là vắng bóng các thiên thể hành tinh.
Đây là khu vực được kéo dài từ rìa ngoài vành đai Kuiper, nhà của hành tinh lùn Pluto và hơn 1.000 thiên thể đá nhỏ khác, đến Mây Oort chứa nhiều sao chổi, hiện trên quỹ đạo quanh mặt trời gấp khoảng 10.000 lần Trái đất.
“Khi Sedna được phát hiện 10 năm trước, giống như hệ mặt trời đã được định nghĩa lại”, theo nhà thiên văn học Scott Sheppard của Viện Carnegie ở Washington (Mỹ).
Quỹ đạo của Sedna kéo dài 11.400 năm, gấp gần 76 lần quỹ đạo cách mặt trời của Trái đất, còn điểm gần mặt trời nhất của VP 113 lại gấp đến 80 lần, tức có quỹ đạo xa gấp đôi vành đai Kuiper.
Theo tính toán, thiên thể hồng kết cấu từ đá và băng chưa bao giờ đến gần mặt trời ở khoảng cách 12 tỉ km.
Hạo Nhiên
>> NASA treo giải về tiểu hành tinh
>> NASA mở cuộc thi 'săn' tiểu hành tinh
>> Các tiểu hành tinh liên tục lướt sát trái đất
>> Phát hiện hành tinh đang ‘run rẩy’
>> Phát hiện hơi nước tỏa ra từ hành tinh lùn Ceres
>> Mở rộng giới hạn của sự sống trên hành tinh
>> Phát hiện nước trong khí quyển hành tinh lạ
Bình luận (0)