|
Khi nhắc đến Nam Cực, ai nấy đều nghĩ đến chim cánh cụt, hải cẩu, băng giá và nhiệt độ lạnh đến mức nguy hiểm.
Tuy nhiên, báo cáo mới của nhóm các nhà khí hậu học thuộc Đại học Yale (Mỹ) đã hé lộ một bức tranh hoàn toàn khác về vùng đất lạnh nhất thế giới, nơi từng có nhiệt độ ấm áp như tại bờ biển bang California và Florida.
Các nhà khoa học đã đo đạc mật độ các đồng vị hiếm hoi là carbon-13 và oxygen-18, được tìm thấy bên trong những vỏ sò hóa thạch cổ đại ở Nam Cực để vẽ nên bức tranh chính xác nhất về các điều kiện khí hậu trước đây.
Báo cáo đăng trên chuyên san Proceedings of the National Academy of Sciences cho thấy vào giai đoạn Thế Thủy Tân, tức cách đây 40-50 triệu năm, nhiệt độ ở một số nơi tại Nam Cực có thể lên đến 17 độ C, với nhiệt độ trung bình khoảng 40 độ C.
Phát hiện trên cho thấy một khía cạnh rõ ràng hơn về sự ấm lên của Nam Cực, khi mà khí quyển Trái đất chứa nhiều CO2 hơn hiện nay.
Phi Yến
>> Mỏ kim cương ở Nam Cực?
>> Kỷ lục khinh khí cầu trên Nam cực
>> Thung lũng khổng lồ dưới băng Nam cực
>> Hải quỳ sống dưới băng Nam Cực
Bình luận (0)