>> Vì sao Trung Quốc không cử tàu lặn tối tân tìm kiếm MH370?
|
Trung Quốc hiện đã cử 18 tàu thuyền, bao gồm các chiến hạm, tàu tuần duyên, tàu chở hàng và cả tàu phá băng, tham gia tìm kiếm chiếc máy bay mất tích, theo Reuters ngày 23.4.
Các chuyên gia phân tích quân sự nhận định sự điều động tàu thuyền tìm kiếm MH370 đã khiến cho các tuyến cung cấp hậu cần hàng hải của Trung Quốc phải căng sức ra.
|
Các nhà hoạch định chiến lược hải quân Trung Quốc hiểu rằng họ sẽ cần phải khắc phục điểm yếu này để có thể đạt được tham vọng sở hữu một lực lượng hải quân hoàn thiện trước năm 2050. Điều này đặc biệt cần thiết nếu hải quân Trung Quốc muốn tiếp cận được mọi nơi ở Đông Nam Á hoặc xa hơn trong giai đoạn có xung đột, theo Reuters.
Giới quan sát cho rằng Bắc Kinh đã hạ quyết tâm thách thức sự thống trị lâu đời của Washington tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và đang rất nóng lòng hoàn thiện khả năng bảo vệ những quyền lợi chiến lược của mình tại Ấn Độ Dương và Trung Đông.
“Trong khi sự hiện diện quân sự và toan tính của Trung Quốc ngày càng gia tăng, nước này sẽ phải cần có những hiệp ước (về cảng biển), giống với những thỏa thuận mà Mỹ đã có được”, Reuters dẫn lời ông Ian Storey, một chuyên gia an ninh tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore), bình luận.
“Tôi hơi ngạc nhiên khi không có dấu hiệu gì cho thấy họ đã bắt đầu đàm phán về các thỏa thuận dài hạn, cho phép tàu thuyền Trung Quốc ra vào các cảng biển”, chuyên gia này cho biết.
Trong khi đó, Mỹ đã thiết lập một mạng lưới rộng lớn các căn cứ tại Nhật Bản, đảo Guam, đảo Diego Garcia và cảng biển ở Singapore, Malaysia, vốn đã được củng cố bằng các mối quan hệ hợp tác an ninh công khai, cũng như bằng các hiệp ước cho phép ra vào, sửa chữa, bảo trì...
Mặc dù đang tăng cường tuyên bố chủ quyền tại các quần đảo và bãi đá ngầm ở biển Đông, nhưng căn cứ quan trọng nhất của Trung Quốc cũng chỉ là căn cứ ở đảo Hải Nam, cực nam nước này. Hải Nam lại nằm cách nơi các tàu chiến Trung Quốc tìm kiếm MH370 đến khoảng 5.556 km.
|
Giới phân tích quân sự cho biết quyền được ra vào các cảng biển nước ngoài để tham gia vào các hoạt động cứu hộ hoặc trợ giúp nhân đạo tương đối dễ thỏa thuận trong thời bình, chẳng hạn như tham gia tìm kiếm MH370 hay phối hợp tuần tra chống cướp biển ở châu Phi. Nhưng mọi chuyện sẽ khác khi có căng thẳng xảy ra.
“Nếu có nguy cơ bùng nổ xung đột giữa Trung Quốc và một đồng minh Mỹ ở Đông Á, thật khó có thể hình dung được chiến hạm Trung Quốc được phép vào cảng của Úc để tiếp tế”, một chuyên gia quân sự người Trung Quốc giấu tên, chuyên nghiên cứu về hải quân Trung Quốc, nói với Reuters.
“Người Trung Quốc biết việc thiếu các thỏa thuận cho phép ra vào các cảng biển ở nước ngoài là điều khó chịu mà họ sẽ phải lưu ý. Trong khi lực lượng hải quân đang lớn mạnh lên nhanh chóng, thì đây sẽ là một điểm yếu chiến lược”, vị này phân tích.
Ông Zha Daojiong, một giáo sư về quan hệ quốc tế tại Trường đại học Bắc Kinh (Trung Quốc), cho biết hải quân Trung Quốc đã gia tăng các chuyến thăm hữu nghị đến các cảng biển ở khắp nơi trên thế giới trong vài năm gần đây, từ châu Á đến Trung Đông và Địa Trung Hải. Thế nhưng, các thỏa thuận về việc cho phép tiếp cận các cảng biển tại các khu vực này vẫn là điều còn xa vời.
Nhiều chuyên gia cho rằng mặc dù hải quân đang lớn mạnh, nhưng Trung Quốc cần phải tốn thêm một thập niên, hoặc lâu hơn nữa, mới có đủ khả năng kiểm soát các tuyến đường biển quan trọng. Và Trung Quốc vẫn phải trông cậy vào Mỹ để bảo vệ việc vận chuyển dầu qua các điểm quan trọng như Eo biển Hormuz.
Hoàng Uy
Ảnh: Reuters
>> Úc sẽ dùng thiết bị quét đáy biển phát hiện tàu Titanic để tìm MH370
>> MH370 mất tích: Tàu ngầm Mỹ đã quét hơn 80% diện tích khu vực tình nghi
>> Đội tìm kiếm MH370: Có thể máy bay không rơi ở Ấn Độ Dương
>> OpEdNews.com (Mỹ): Quân đội Mỹ đã bắn hạ máy bay MH370?
>> Úc tính lại cách tìm kiếm MH370 trong vài ngày tới
>> Tàu ngầm Mỹ không tìm thấy MH370 sau khi quét 50% vùng tìm kiếm
Bình luận (0)