>> Vẫn chưa 'chốt' thời hạn trình luật Biểu tình
>> Đề nghị vận động Hội Luật gia cùng soạn thảo luật Biểu tình
>> Đề xuất cuối năm 2014 trình Quốc hội luật Biểu tình
>> Sớm ban hành luật Tiếp công dân, luật Biểu tình
>> Xây dựng luật Biểu tình để đảm bảo quyền tự do, dân chủ
ĐB Đỗ Văn Đương (TP.HCM) cho rằng để đảm bảo cho người dân có cơ sở biểu tình một cách ôn hòa và đúng luật thì kỳ họp thứ 8 sắp tới (dự kiến tổ chức vào tháng 10.2014) cần đưa vào chương trình dự thảo luật Biểu tình.
|
Nhìn nhận thực tế trong thời gian qua, đặc biệt là sự việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào hạ đặt trái phép tại vùng biển Việt Nam, ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cho rằng
nhu cầu người dân về biểu tình là rất lớn: “Đó là quyền con người, được Hiến pháp quy định. Nhà nước phải đảm bảo nhưng đến nay chưa có khung pháp lý. Vừa rồi phát sinh việc Trung Quốc xâm lấn biển đảo, gây ra lúng túng và từ đó có hành vi bạo động mà không có quy định chi tiết để cơ quan chức năng hành xử. Chúng ta có công cụ nhưng không có quy định triển khai và gây ra biến động, thiệt hại cho cuộc sống”, ông Nghĩa đánh giá.
ĐB Nghĩa đề xuất đưa luật Biểu tình vào chương trình xây dựng luật tại kỳ họp thứ 8 sắp tới để kỳ họp thứ 9 (tổ chức vào tháng 5.2015) thông qua luật này. Ông Nghĩa cho rằng việc xây dựng luật là trách nhiệm của nhà nước, nhưng cũng là việc của nhân dân và Hội Luật gia Việt Nam.
Tại buổi thảo luận, nhiều ý kiến khác cũng đồng tình cho rằng đưa luật Biểu tình vào chương trình xây dựng luật càng sớm càng tốt.
Thái Sơn
Bình luận (0)