Những hình ảnh 'độc' tại triển lãm về Hoàng Sa, Trường Sa

15/07/2014 18:55 GMT+7

(TNO) Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa - Chủ quyền Việt Nam” trưng bày hơn 300 hình ảnh, hiện vật, tư liệu giới thiệu những bằng chứng xác thực xác định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa; quá trình đấu tranh bảo vệ chủ quyền hai quần đảo này vừa được khai mạc sáng nay 15.7 tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (28A Điện Biên Phủ, Ba Đình, Hà Nội).

>> Thượng viện Mỹ yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan
>> Vụ giàn khoan Hải Dương-981 thể hiện sự chính nghĩa của Việt Nam
>> Giàn khoan Hải Dương – 981: Cơ hội cho Việt Nam

Triển lãm gồm 3 phần trưng bày: Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử; Bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa; Hoàng Sa, Trường Sa trong trái tim Việt Nam và bạn bè quốc tế. Sự kiện do Bảo tàng Lịch sử quân sự, Bộ Thông tin - Truyền thông, Bộ Tư lệnh cảnh sát biển VN, Bảo tàng Hải quân và Bảo tàng Biên phòng phối hợp tổ chức.

Theo Ban tổ chức, các hình ảnh, tư liệu và hiện vật trưng bày tại triển lãm được chọn lựa trong số rất nhiều tư liệu ở Bảo tàng Lịch sử quân sự VN trong đó có nhiều hiện vật lần đầu tiên được công bố. Đây là những chứng cứ pháp lý và lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Các tư liệu bao gồm một số châu bản thời Nguyễn, bản đồ cổ Việt Nam do vua Minh Mạng cho vẽ năm 1838, An Nam Đại quốc họa đồ của giám mục Taberd xuất bản tại phương Tây năm 1838 xác nhận chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, một số bản đồ Trung Quốc xuất bản tại phương Tây thế kỷ XVI-XX và Hoàng Triều nhất thống chí dư địa tông đồ do Trung Quốc xuất bản năm 1894 ghi nhận điểm cực Nam lãnh thổ Trung Quốc kết thúc ở đảo Hải Nam.

Cùng với những tư liệu là chứng cứ pháp lý và lịch sử, triển lãm trưng bày hình ảnh, hiện vật về quá trình đấu tranh bảo vệ chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như: sự kiện Trung Quốc khiêu khích và dùng vũ lực chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (1.1974); Hải quân nhân dân Việt Nam giải phóng và tiếp quản các đảo thuộc quần đảo Trường Sa (từ ngày 14-29.4.1975).

Những hiện vật tiêu biểu trong phần trưng bày này gồm có: cờ giải phóng cắm trên đảo Song Tử Tây (đảo đầu tiên được giải phóng ngày 14.4.1975), chiếc cáng thương sử dụng cứu hộ, vận chuyển các chiến sĩ đã anh dũng hy sinh bảo vệ đảo (14.3.1988), ống nhòm của đồng chí Giáp Văn Cương, Đô đốc đầu tiên của Hải quân nhân dân Việt Nam sử dụng quan sát chỉ huy bộ đội xây dựng bảo vệ quần đảo Trường Sa 1988...

Đặc biệt triển lãm có trưng bày một số hình ảnh, hiện vật về lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đang thực thi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền trước việc Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam và có những hành động ngang ngược tại vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam (từ 1.5.2014).

Hiện vật tiêu biểu là mảnh tàu cảnh sát biển Việt Nam (số hiệu 2012, 2016) bị tàu Hải cảnh của Trung Quốc đâm va, mới được sưu tầm đưa ra trưng bày. Đây là những vật chứng lên án những hành động ngang ngược của Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam.

Triến lãm cũng nhằm tôn vinh, tri ân những cống hiến, đóng góp to lớn của các lực lượng giữ gìn, bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, ghi nhận sự ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hòa bình, bạn bè quốc tế. Triển lãm góp phần giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc, cổ vũ quân và dân ta phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, quyết tâm đấu tranh bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Một số hình ảnh tại triển lãm.

Những hình ảnh "độc" tại triển lãm về Hoàng Sa, Trường Sa
Châu bản khẳng định chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Những hình ảnh "độc" tại triển lãm về Hoàng Sa, Trường Sa
Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ (giữa) do Vua Minh Mạng cho vẽ năm 1838 có thể hiện hai địa danh Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa
Những hình ảnh "độc" tại triển lãm về Hoàng Sa, Trường Sa
Bản đồ do nhà hàng hải Bồ Đào Nhan Fernão Vaz Dourado vẽ năm 1576, được tái bản vào 1843 và 1847 tại Lisbon (Bồ Đào Nha). Hình vẽ quần đảo Hoàng Sa trên bản đồ được ghi là IDO PRACELL (Hoàng Sa) bao trùm cả quần đảo Trường Sa nhưng có sự phân biệt với các đảo Cù Lao Chàm, Cù Lao Ré, Cù Lao Xanh... là những đảo ven bờ biển miền Trung Việt Nam
Những hình ảnh "độc" tại triển lãm về Hoàng Sa, Trường Sa
Bản đồ Asia Noviter Delineata do Willem Janszoon Blaeu vẽ năm 1630. Trên bản đồ này hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và một số hòn đảo ở vùng biển miền Trung Việt Nam được vẽ tách biệt và có tên riêng
Những hình ảnh "độc" tại triển lãm về Hoàng Sa, Trường Sa
Bản đồ các mỏ dầu và khí đốt của Trung Quốc thể hiện lãnh thổ cực nam của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam. Bản đồ do Petroleum News SE Asia xuất bản tại Hong Kong năm 1979
Những hình ảnh "độc" tại triển lãm về Hoàng Sa, Trường Sa
Bản đồ tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc)
Những hình ảnh "độc" tại triển lãm về Hoàng Sa, Trường Sa
Khu trung tâm hành chính của quân đội chính quyền Việt Nam Cộng Hòa trên đảo Hoàng Sa
Những hình ảnh "độc" tại triển lãm về Hoàng Sa, Trường Sa
Tàu chiến Trung Quốc khiêu khích tàu hải quân VNCH trong vùng biển Hoàng Sa tháng 1.1974
Những hình ảnh "độc" tại triển lãm về Hoàng Sa, Trường Sa
Các chiến sĩ đảo Song Tử Tây đi bầu cử Hội đồng nhân dân huyện đảo Trường Sa ngày 10.5.1984
Những hình ảnh "độc" tại triển lãm về Hoàng Sa, Trường Sa
Cáng cứu thương cán bộ, chiến sĩ tàu HQ 931 đã dùng khi cứu hộ tàu HQ 605, HQ 505 bị tàu Trung Quốc bắn chìm tại đảo Cô Lin và Len Đao ngày 14.3.1988. Tàu HQ 931 thuộc Hải đội 413 vùng 4 Hải quân được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
Những hình ảnh "độc" tại triển lãm về Hoàng Sa, Trường Sa
Diễn tập không quân hải quân
Những hình ảnh "độc" tại triển lãm về Hoàng Sa, Trường Sa
Diễn tập hiệp đồng chiến đấu
Những hình ảnh "độc" tại triển lãm về Hoàng Sa, Trường Sa
Tàu HQ 937 Lữ đoàn 129 Hải quân kéo hai tàu cá KH96778TS và KH 96761TS gặp nạn trên biển về đất liền năm 2014
Những hình ảnh "độc" tại triển lãm về Hoàng Sa, Trường Sa
Mâm ngũ quả do các chiến sĩ phân đội 1, cụm chiến đấu 1, đảo Trường Sa lớn thuộc Lữ 146 vùng 4 Hải quân tự làm và cành hoa ốc biển do đồng chí Nguyễn Văn Tuấn, pháo thủ pháo 23mm phân đội 3, cụm chiến đấu 1 đảo Trường Sa lớn làm để trang trí hội trường đón xuân Canh Thìn (2000)
Những hình ảnh "độc" tại triển lãm về Hoàng Sa, Trường Sa
Cờ Tổ quốc được tàu HQ 661 thuộc Hải đội 811 Lữ 171 Vùng 4 Hải quân sử dụng từ tháng 4 đến tháng 6.1988 trong quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng để công binh xây dựng 3 ngôi nhà cao chân cho các chiến sĩ bảo vệ đảo Đá Lát và Đá Đồng thuộc quần đảo Trường Sa
Những hình ảnh "độc" tại triển lãm về Hoàng Sa, Trường Sa
Mảnh tàu Cảnh sát biển số hiệu 2016 bị tàu Hải cảnh Trung Quốc mang số hiệu 46105 đâm ngày 1.6.2014 khi tàu CSB 2016 đang thực hiện nhiệm vụ trên vùng biển Hoàng Sa
Những hình ảnh "độc" tại triển lãm về Hoàng Sa, Trường Sa
Mảnh tàu CSB 2012 bị tàu Hải cảnh Trung Quốc số hiệu 44103 chủ động đâm va ngày 4.5.2014 khi tàu CSB2012 đang thực hiện nhiệm vụ trên vùng biển Hoàng Sa
Những hình ảnh "độc" tại triển lãm về Hoàng Sa, Trường Sa
Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nghe giới thiệu về mô hình trạm dịch vụ khoa học kỹ thuật Tư Chính 5
Những hình ảnh "độc" tại triển lãm về Hoàng Sa, Trường Sa
Một số tài liệu về chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được xuất bản trong thời gian qua

Trường Sơn - Ngọc Thắng

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.