Lần đầu trưng bầy một số hiện vật về quá trình đấu tranh bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa

02/08/2014 18:51 GMT+7

(TNO) Hàng trăm tư liệu, bản đồ, hiện vật của các nhà nghiên cứu, học giả khẳng định chủ quyền của Việt Nam với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đang được trưng bày tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc (thành phố Bắc Ninh, Bắc Ninh).

(TNO) Hàng trăm tư liệu, bản đồ, hiện vật của các nhà nghiên cứu, học giả khẳng định chủ quyền của Việt Nam với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đang được trưng bày tại Trung tâm văn hóa Kinh Bắc (Thành phố Bắc Ninh, Bắc Ninh).

>> Những hình ảnh 'độc' tại triển lãm về Hoàng Sa, Trường Sa
>> Trưng bày nhiều tư liệu quý về Hoàng Sa, Trường Sa
>> Ý nghĩa quốc phòng của Hoàng Sa, Trường Sa vào đề thi địa cao đẳng
>> Triển lãm Hoàng Sa - Trường Sa là của VN
>> Ra mắt Hoàng Sa - Trường Sa trong thư tịch cổ
>> Cả nước đang hướng về Hoàng Sa - Trường Sa
>> Triển lãm bằng chứng lịch sử và pháp lý về Hoàng Sa, Trường Sa
>> Triển lãm bản đồ, tư liệu quý về Hoàng Sa, Trường Sa

Tại triển lãm, gần 100 bản đồ cùng các tư liệu, văn bản, ấn phẩm, hiện vật được công bố đã cho thấy các bằng chứng lịch sử và pháp lý chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên Biển Đông.

 Triển lãm Hoàng Sa, Trường Sa giữa lòng Kinh Bắc
Học sinh trường THCS Suối Hoa  (thành phố Bắc Ninh) hào hứng tham quan triển lãm và xem các bộ phim tư liệu về Hoàng Sa, Trường Sa

Các bản đồ, châu bản được lưu giữ sưu tầm từ thời phong kiến cho đến nay đã chứng minh việc xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền quốc gia đã được thực hiện từ thế kỷ XVII, liên tục được duy trì trong lịch sử một cách hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Đặc biệt, lần đầu tiên, một số hiện vật mới nhất về quá trình đấu tranh bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của các lực lượng thuộc nhà nước Việt Nam được trưng bày như các mô hình tàu Cảnh sát biển, Kiểm ngư, Hải quân Việt Nam; mô hình khu đồn trú của Hải Quân Việt Nam trên các đảo, các hiện vật của cán bộ chiến sĩ trực tiếp bảo vệ quần đảo Trường Sa như ống nhòm, súng bắn điện, cáng thương…

Tại triển lãm còn trưng bày nhiều tấm bản đồ do các nước phương Tây như Anh, Đức, Úc, Canada, Mỹ xuất bản trong khoảng thời gian 1626 - 1980 cho thấy lãnh thổ, các đảo, quần đảo thuộc Trung Quốc được phân biệt với các quốc gia láng giềng bằng màu sắc và các đường biên giới rất rõ ràng, lãnh thổ cực nam của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam.

Triển lãm Hoàng Sa, Trường Sa giữa lòng Kinh Bắc
Bản đồ các mỏ dầu và khí đốt của Trung Quốc thể hiện phần lãnh thổ cực nam của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam, do Petroleum News SE Asia xuất bản tại Hồng Kong, năm 1979

Đặc biệt, 4 tập bản đồ do Trung Quốc xuất bản: Trung Quốc địa đồ (xuất bản năm 1908 bằng tiếng Anh), Complete Atlas of China (xuất bản năm 1917); Trung Hoa bưu chính dư đồ (do Tổng cục Bưu chính thuộc Bộ Giao thông của Trung Hoa Dân quốc xuất bản tại Nam Kinh năm 1919) và Trung Hoa bưu chính dư đồ (tái bản tại Nam Kinh năm 1933) cũng thống nhất khẳng định lãnh thổ cực nam của Trung Quốc chỉ giới hạn đến đảo Hải Nam, chính thức ghi nhận Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam không thuộc Trung Quốc hiện nay.

Triển lãm thu hút đông đảo mọi lứa tuổi, tầng lớp nhân dân tới tham quan, góp phần khơi dậy lòng yêu nước, tình yêu biển đảo, cùng khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức, diễn ra từ ngày 1.8 đến hết ngày 15.8.

Một vài hình ảnh Thanh Niên Online ghi lại từ triển lãm.

Triển lãm Hoàng Sa, Trường Sa giữa lòng Kinh Bắc
Bản đồ trong tập Thiên hạ bản đồ trong đó có ghi chú địa danh "bãi cát vàng dài chừng 400 dặm, rộng 20 dặm ở giữa biển"
Triển lãm Hoàng Sa, Trường Sa giữa lòng Kinh Bắc
Thư tịch cổ Việt Nam về quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Triển lãm Hoàng Sa, Trường Sa giữa lòng Kinh Bắc

Triển lãm Hoàng Sa, Trường Sa giữa lòng Kinh Bắc
Các châu bản triều Nguyễn từ triều Gia Long đến triều Bảo Đại khẳng định chủ quyền của Việt Nam với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa


Triển lãm Hoàng Sa, Trường Sa giữa lòng Kinh Bắc
Bản đồ do một nhà địa lý và hàng hải phương Tây vẽ năm 1630 thể hiện các quần đảo nằm ngoài khơi miền Trung Việt Nam và bắt đầu đặt tiên riêng cho các đảo, hòn đảo trong đó có Hoàng Sa
Triển lãm Hoàng Sa, Trường Sa giữa lòng Kinh Bắc
Bản đồ Insulce Indice Orientalis do Jodocus Hondius vẽ năm 1632 vẽ khu vực Đông Nam Á - Thái Bình Dương có thể hiện quần đảo Hoàng Sa. Trên bản đồ này Hoàng Sa được vẽ nối liền với các đảo thuộc miền Trung ngoài khơi Việt Nam, kéo dài đến tận đảo Phú Quý

Triển lãm Hoàng Sa, Trường Sa giữa lòng Kinh Bắc
Bản đồ thể hiện các nguồn nhiên liệu và năng lượng thể hiện phần lãnh thổ cực nam của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam
Triển lãm Hoàng Sa, Trường Sa giữa lòng Kinh Bắc
Bản đồ tỉnh Quảng Đông với phần lãnh thổ cực nam của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam, in trong Atlas Trung Hoa bưu chính dư đồ, do Trung Hoa Dân quốc tái bản năm 1933
Triển lãm Hoàng Sa, Trường Sa giữa lòng Kinh Bắc

Triển lãm Hoàng Sa, Trường Sa giữa lòng Kinh Bắc
Dây thừng kéo cứu hộ
Triển lãm Hoàng Sa, Trường Sa giữa lòng Kinh Bắc
Xích neo tàu hải quân trưng bày tại triển lãm

Triển lãm Hoàng Sa, Trường Sa giữa lòng Kinh Bắc
Bức thư gửi người lính và các vật dụng sinh hoạt, quân phục của người lính hải quân Việt Nam

Triển lãm Hoàng Sa, Trường Sa giữa lòng Kinh Bắc

Triển lãm Hoàng Sa, Trường Sa giữa lòng Kinh Bắc
Mô hình tàu cảnh sát biển và tàu hải quân được trưng bày tại triển lãm
Triển lãm Hoàng Sa, Trường Sa giữa lòng Kinh Bắc
Mảnh tàu cảnh sát biển 2016 đang thực thi nhiệm vụ trên vùng biển Hoàng Sa bị tàu hải cảnh Trung Quốc số hiệu 46105 đâm thẳng vào mạn phải ngày 1.6.2014 gây hư hỏng
Triển lãm Hoàng Sa, Trường Sa giữa lòng Kinh Bắc
Triển lãm còn trưng bày 21 mô hình đảo đá của Việt Nam đang các lực lượng chức năng chốt giữ ngoài biển khơi

Nguyễn Tuấn

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.