Theo ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, hiện chúng ta ở tình huống 1, công tác phòng chống dịch chú trọng vào giám sát, dự phòng, trong đó tăng cường giám sát phát hiện tại cửa khẩu để cách ly kịp thời, hạn chế lây lan vào VN, áp dụng khai báo y tế tại cửa khẩu quốc tế đối với hành khách nhập cảnh từ vùng dịch bệnh; nâng cấp các phòng xét nghiệm để chẩn đoán xác định vi rút Ebola tại các Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư và Viện Pasteur TP.HCM.
Trong các tình huống tiếp theo, khi có ca bệnh và khi bệnh lây lan trong cộng đồng, các công việc cần triển khai là khoanh vùng, xử lý kịp thời triệt để ổ dịch, điều trị tích cực nhằm hạn chế thấp nhất tử vong; thiết lập khu vực cách ly riêng để khám và điều trị các trường hợp nghi ngờ nhiễm vi rút Ebola. Kiện toàn các đội cấp cứu lưu động, y tế tuyến xã cũng tham gia giám sát các trường hợp điều trị tại nhà. Cùng với nhân viên y tế, lực lượng chống dịch sẽ được huy động là cán bộ phụ nữ, đoàn viên thanh niên.
Liên Châu
>> Ban hành kế hoạch ứng phó với dịch Ebola
>> Dịch bệnh Ebola hoành hành Tây Phi, gần 1.000 người chết
>> WHO: Số người chết vì dịch bệnh Ebola tăng lên 932
>> TP.HCM phòng chống dịch Ebola xâm nhập từ cửa khẩu
Bình luận (0)