Trong hai tháng 7 và 8.2014, Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng phối hợp cùng ĐH KHXH-NV Hà Nội đã tiến hành khảo cổ tại khu vực di tích Quá Giáng (xã Hòa Phước, H.Hòa Vang, Đà Nẵng). Trong quá trình khảo cổ, đã phát lộ ra nhiều di tích, cổ vật quý tại khu vực này.
Theo ông Nguyễn Chiều, giảng viên ĐH KHXH-NV Hà Nội, có 161 hiện vật và mảnh hiện vật, có xuất xứ từ văn hóa Chăm cổ xưa đã được tìm thấy. Đặc sắc nhất là bậc tam cấp làm bằng đá nguyên khối, với bậc dưới cùng tạo thành hình sen rộng, được xem là bậc tam cấp đá nguyên khối lớn nhất và duy nhất được biết từ trước tới nay trong nghệ thuật điêu khắc đá Chăm. Bên cạnh đó gạch điêu khắc trang trí của các công trình kiến trúc cũ được tái sử dụng; nhiều mảnh ngói Chăm có mũi hình tam giác và mũi hình tròn, gốm Gò Sành, gốm sứ Việt thế kỷ 17 - 18, gốm Trung Quốc từ thời Tống - Nguyên về sau; bậc tam cấp, đầu tượng thần Siva, 2 đầu tượng người cầu nguyện, 2 chóp tháp góc; 10 vật trang trí góc, 1 đế bệ thờ có kích thước lớn, 3 tảng đá kê bệ thờ và 1 mảnh bàn tay tượng... Những cổ vật này hiện đã được đưa về Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng để phục vụ công tác nghiên cứu và trưng bày.
Diệu Hiền
>> Nghiên cứu văn hóa Chăm tại xứ Quảng
>> Tiếng trống Paranưng không xuyên tạc văn hóa Chăm
>> Trưng bày bộ sưu tập hiện vật văn hóa Chăm
Bình luận (0)