600 người phục vụ 13,05km đường sắt trên cao, nhiều hay ít?

13/10/2014 09:55 GMT+7

Mới đây, tôi có đọc một bài viết của báo bạn khi đưa ra thông tin về dự án đường sắt trên cao tuyến Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội), nếu đi vào vận hành 13,05km này sẽ có có 600 người phục vụ? Nghe qua thì có vẻ giật mình và cảm thấy có gì đó không ổn. Song, để hiểu đúng và khách quan, tôi nghĩ cũng không hề dễ.

Mới đây, tôi có đọc một bài viết của báo bạn khi đưa ra thông tin về dự án đường sắt trên cao tuyến Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội), nếu đi vào vận hành 13,05km này sẽ có có 600 người phục vụ? Nghe qua thì có vẻ giật mình và cảm thấy có gì đó không ổn. Song, để hiểu đúng và khách quan, tôi nghĩ cũng không hề dễ.

>> Giá đoàn tàu tuyến Cát Linh - Hà Đông 'đội' thêm 30%
>> Đình chỉ Giám đốc BQL dự án Cát Linh - Hà Đông
>> Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đội vốn do 'chưa có kinh nghiệm
>> Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông: Đội vốn 339 triệu USD !
>> Đường sắt Cát Linh - Hà Đông khó về đích năm 2015

Trong bài viết đó, tác giả My An thắc mắc: "Tại sao chỉ để vận hành 13km đường sắt mà cần tới 600 người? Họ sẽ làm gì? Bán vé? Soát vé bằng tay? Điều khiển bảng tín hiệu bằng tay? Thổi còi toe toe đuổi bắt hàng rong ở sân ga? Hay là nói cho vui, cứ 3 công nhân thì phụ trách một cái bơm, hàng ngày vác bơm ra bơm bánh tàu?".

Và, một điều nữa cũng đáng lưu tâm: Toàn bộ kinh phí đào tạo cho 600 người này lại nằm trong kinh phí dự án?

 Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông
Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) - Ảnh: Ngọc Thắng

Sau khi đọc bài viết trên, tôi cũng bức xúc không nhỏ. Nhưng vì kiến thức còn hạn chế, tôi đã gửi thư cho Giáo sư, tiến sĩ khoa học Nguyễn Quốc Sỹ, hiện là Viện sĩ Thông tấn Viện Hàn lâm khoa học Liên bang Nga, người có vài chục năm giảng dạy tại Đại học học Năng lượng Matxcơva, nhờ giào sư tìm hiểu, nhận xét giúp thì ông cho rằng cũng rất khó để đánh giá nó có cần thiết đến một lượng chuyên viên và nhân viên như vậy không? Bởi vì ngay như giữa đường tàu điện ngầm mà so với tầu điện trên cao (nổi) cũng đã rất khó so sánh trong sử dụng nhân lực và nó còn tùy thuộc lưu lượng vận chuyển khách, số đôi tàu chạy...

Theo Giáo sư, tiến sĩ khoa học Nguyễn Quốc Sỹ, "về vấn đề số lượng 600 người để phục vụ cho 13,05km tầu điện trên không cho Hà Nội - có lẽ phải đánh giá và mổ xẻ vấn đề này theo thiết kế của cả hệ thống trong vận hành, bảo dưỡng và quản lý chứ không thể nói chung chung được. Vấn đề lớn là hiệu quả khai thác của loại hình phương tiện này. Kinh nghiệm các nước và ở các thành phố lớn, loại tầu điện trên không thua xa các chỉ số kinh tế và vận hành cũng như khả năng chuyên chở so với hệ thống metro ngầm. Việt Nam cần phải rà soát lại kỹ các cách tính kinh tế và hiệu quả nói chung của loại hình giao thông này trong điều kiện thực tế của Việt Nam. Việc thiếu hoàn toàn chuyên gia (theo báo chí trong nước cho hay thì hiện chỉ có 1 người học ở Nga về) và phụ thuộc hoàn toàn vào nước ngoài sẽ làm tăng đáng kể độ rủi ro (không tin cậy) trong toàn bộ các khâu khảo sát, thiết kế, xây dựng, mua trang thiết bị và vận hành, khai thác của cả hệ thống".

Có lẽ, đó mới là điều đáng suy nghĩ.

Riêng tôi, có một điều tôi thấy cũng không ổn chút nào khi biết, trong tổng chi phí cho dự án này, thì kinh phí đào tạo 600 nhân lực cho việc vận hành sắp tới cũng lại nằm trong kinh phí đào tạo mà dự án đã tính cả vào. Như vậy rõ ràng rất không nên. Tại sao lại để Nhà nước phải gánh thêm khoản này để cho nó "oằn vai ngân sách", dù có là vốn vay đi nữa? Tại sao chúng ta không thông báo cho người lao động rằng đến năm nào đó, ở Hà Nội sẽ có đường sắt trên cao. Nếu ai tự nguyện bỏ tiền đi nước ngoài học, khi về nước sẽ được tuyển dụng theo đúng cam kết. Tại sao chúng ta không làm như thế? Hoặc có thể - cùng bất đắc dĩ (nếu công việc này tỏ ra không hấp dẫn, tuyển mãi không được thì ta hạ thấp đi, chi hỗ trợ một phần nào trong đó, còn với người sau này được nhận về làm vẫn sẽ đóng là chính? Không lẽ tự ta làm khó cho chính ta? Tôi tin vẫn có nhiều người đăng ký học tự túc chứ không cần làm vậy.

Theo báo cáo về tiến độ thực hiện các tuyến đường tàu điện trên cao và tàu điện ngầm ở Hà Nội và TP.HCM thì đều đang bị đội vốn tới mức kinh khủng. Đành rằng có một phần do chúng ta thực hiện chậm tiến độ nên các dự án đều tăng tổng mức đầu tư từ 61% đến 172% so với ban đầu. Xem ra lý do đưa ra đều "khách quan", nào là biến động vật tư, thiết bị, lương điều chỉnh. Rồi công tác GPMB ở các đô thị lớn đều phức tạp... Cuối cùng mới là kinh nghiệm ở lĩnh vực này thiếu. Tôi có thể chia sẻ cách giải thích này một phần nào, song có nhiều thứ, nó do tầm nhìn của các nhà xây dựng dự án quá yếu về phương pháp dự toán, nếu không nói là "né" đưa tổng dự toán quá cao, dễ bị bác. Ngay cái cách đầu tư, đào tạo nhân lực như tôi vừa nêu cũng là không cần thiết, nếu không nói là rất vô lý.

Hành Thiện (*)

(*) Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả, một nhà báo sống tại Hà Nội.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.