Đầu tháng 10, Owen được tiêm vắc xin ChAd3 thử nghiệm vào người. ChAd3 sử dụng protein của vi rút Ebola lành tính (chỉ mạnh bằng 1/7 vi rút bình thường) để tạo ra phản ứng miễn dịch. Nó được đưa vào cơ thể bằng adenovirus của tinh tinh (một loại vi rút cảm cúm).
Các bác sĩ tại Viện Nghiên cứu của Quân đội Mỹ về các bệnh truyền nhiễm đang làm thí nghiệm với vi rút Ebola - Ảnh: Reuters |
Ebola protein sẽ đột nhập vào các tế bào và tạo ra một loại miễn nhiễm đặc biệt. Đến nay, tình trạng sức khỏe của Owen vẫn tốt. Cách đây vài ngày, Marie-Paule Kieny, trợ lý giám đốc của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cũng đã đăng ký tình nguyện làm người thử nghiệm vắc xin chống Ebola. Hai loại vắc xin đang được thử nghiệm tại Anh, Mỹ và Mali do Công ty GlaxoSmithKline (GSK) và NewLink Genetic sản xuất.
T.Tiên
>> New York nới lỏng quy định về cách ly Ebola
>> Tin tặc lợi dụng bệnh dịch Ebola để lừa đảo
>> Mỹ tăng cường cách ly vì Ebola
Bình luận (0)