Theo WTO, việc thực hiện TFA sẽ mang lại giá trị thương mại khoảng 1.000 tỉ USD và giúp tạo hơn 20 triệu việc làm ở các thành viên - Ảnh: Reuters |
Sự ra đời của TFA được coi là kết quả giúp WTO tiếp tục tồn tại và giữ được vai trò cũng như thể diện trong bối cảnh vòng đàm phán Doha vẫn bế tắc triền miên. Tuy nhiên, sau hội nghị Bali, chính phủ mới lên cầm quyền của Ấn Độ đã đưa ra những yêu cầu mới mà các thành viên WTO không chấp nhận nên TFA lại bị ách tắc.
Thỏa thuận mới với Mỹ thực chất là thắng lợi của Ấn Độ vì yêu cầu cốt lõi của nước này đã được đáp ứng. Giờ đây, Ấn Độ trình thỏa thuận lên WTO với tư cách đề nghị chung với Mỹ, còn Mỹ sẽ vận động các thành viên khác ủng hộ để giải tỏa vướng mắc giúp TFA sớm có hiệu lực, đồng nghĩa với việc WTO được giải cứu.
Theo WTO, việc thực hiện TFA sẽ mang lại giá trị thương mại khoảng 1.000 tỉ USD và giúp tạo hơn 20 triệu việc làm ở các thành viên. Chương trình an ninh lương thực của Ấn Độ tuy rất quan trọng về đối nội đối với nước này nhưng gây lo ngại về bảo hộ mậu dịch.
Sự nhượng bộ của Mỹ cho thấy cách tiếp cận mới là chấp nhận yêu cầu riêng của Ấn Độ để WTO tiến triển, chấp nhận còn bảo hộ mậu dịch để tự do hóa mậu dịch. Chưa biết các thành viên khác có chấp nhận hay không nhưng vẫn le lói hy vọng WTO sẽ được giải cứu.
La Phù
>> Ấn Độ làm khó WTO
>> Bước tiến lịch sử của WTO
>> WTO đạt thỏa thuận thương mại lịch sử
Bình luận (0)