Đó là ý kiến nhiều bạn đọc sau khi Thanh Niên ngày 26.12 đăng bài Tin nhắn rác phần lớn từ nhà mạng.
Không chỉ là chỉ thị
Bộ TT-TT ban hành chỉ thị về việc ngăn chặn tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo là rất cần thiết, nhưng cần thiết hơn nữa là phải có biện pháp chế tài mạnh với các nhà mạng vi phạm. Không thể để nhà mạng vì lợi ích của mình mà gây phiền nhiễu cho khách hàng như vậy được.
Huy Khang
(khang46@yahoo.com)
Đạo đức kinh doanh ở đâu ?
Tin nhắn rác nhận được vào lúc đêm khuya, tin nhắn lừa đảo đã khiến bao nhiêu người lao đao. Các nhà mạng cần phải nghĩ đến đạo đức kinh doanh mà giảm thiểu tối đa tin nhắn rác. Đừng để đến một lúc nào đó, khách hàng chịu không nổi mà quay lưng với dịch vụ nhà mạng thì có hối cũng không kịp!
Nguyễn Văn Thọ
(ng_vtho92@gmail.com)
Tại sao lại “xử lý rất khó” ?
Tôi không đồng ý với ý kiến của một quan chức thuộc Bộ TT-TT được nêu trong bài là “lợi ích của nhà mạng gắn với tin nhắn rác là điều trong ngành ai cũng biết, tuy nhiên việc xử lý là rất khó khăn vì nhiều lý do”. Tại sao lại xử lý rất khó, và nhiều lý do đó là gì? Vậy thì ai sẽ xử lý việc tin nhắn rác hoành hành?
Công Dân
(congdan1988@yahoo.com)
Lợi ích “khủng” !
Mỗi tin nhắn 15.000 đồng mà rơi vào túi nhà mạng 8.000 - 10.000 đồng, nếu nhân với hàng triệu lượt tin nhắn mỗi ngày thì quả thật một mối lợi quá lớn. Kinh doanh dịch vụ viễn thông, vì vậy đây là món rất béo bở.
Dương Cao Nguyên
(caonguyencafe62@gmail.com)
Không thể nói rằng xử lý khó rồi để mặc người dân - khách hàng sử dụng điện thoại như vậy được. Phải có biện pháp chấn chỉnh, chế tài các nhà mạng để tin nhắn rác hoành hành. Trương Văn Mến Làm sao để tin nhắn rác không còn đất sống là trách nhiệm của các cơ quan chức năng đối với người dân. Tại sao hồi trước không có tin nhắn rác mà nay lại nở rộ, hoành hành như vậy? Lê Thị Lệ An Phong |
Bình luận (0)