Phải bám sát đời sống của thanh niên
Các phong trào của Đoàn phải ngày càng đi vào thực chất, bám sát đời sống sinh hoạt của thanh niên. Đối với khu vực trường học, tổ chức Đoàn phải trở thành người bạn đồng hành cùng sinh viên trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường, các hoạt động cần bám sát thực tiễn, đời sống sinh viên để các bạn có thể tự cảm nhận giá trị mình nhận được khi tham gia cùng Đoàn.
Nhiều sinh viên có gặp tôi để đặt câu hỏi: "Vào Đoàn có bắt buộc không? Tôi vào Đoàn thì được gì?". Chúng ta làm rất nhiều, tổ chức nhiều chương trình nhưng có bao giờ chúng ta thử đặt câu hỏi liệu sinh viên có thích nó không? Các bạn cần gì? Nội dung thế nào là phù hợp? Trước thời đại hội nhập quốc tế như hiện nay, thanh niên có rất nhiều lựa chọn tham gia các CLB - đội - nhóm khác bên ngoài. Vì thế, Đoàn phải không ngừng lắng nghe, đổi mới các hoạt động của mình, hướng vào chăm lo đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần cho thanh niên. Từ đó các bạn sẽ tin tưởng, nhận thức được "người bạn đồng hành" sẽ cùng mình đi trên quãng đường đại học.
Hiện nay, mạng xã hội có nhiều vấn đề “nóng”. Rất nhiều đoàn viên, thanh niên tiếp cận mạng xã hội, lướt web, tiếp cận nhiều nguồn thông tin khác nhau. Vì vậy, tổ chức Đoàn các cấp cần phải tranh thủ thời cơ chiếm lĩnh mặt trận online, khai thác có hiệu quả các công cụ truyền thông đa phương tiện để giới thiệu hoạt động, phong trào đến thanh niên. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải không ngừng đổi mới, sáng tạo trong phương pháp truyền thông tin, xác lập mục tiêu tự thân hoạt động sẽ thu hút thanh niên tham gia.
Vũ Nguyễn Minh Trí
Phó chủ tịch Hội Sinh viên, Trường ĐH Sài Gòn
Phó chủ tịch Hội Sinh viên, Trường ĐH Sài Gòn
tin liên quan
Toàn văn dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội Đoàn TNCS HCM toàn quốc lần thứ XIĐại hội đại biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ XI là sự kiện chính trị quan trọng của tuổi trẻ Việt Nam. Với mong muốn xin ý kiến và đóng góp của đoàn viên, thanh niên, tuổi trẻ cả nước và các tầng lớp nhân dân làm cho dự thảo được hoàn thiện hơn. Thanh Niên giới thiệu toàn văn của dự thảo này. Mời bạn đọc đóng góp ý kiến gửi về địa chỉ: gopydaihoidoan@thanhnien.vn.
Cần “phá cách” trong phong trào tình nguyện
Theo tôi, phong trào tình nguyện hiện nay cứ đi theo lối mòn nên chưa thu hút và đáp ứng được hết nhu cầu rèn luyện của sinh viên. Trong kỳ đại hội này, tôi mong muốn nhìn thấy những thay đổi tích cực, “phá cách” trong phong trào tình nguyện. Đó là phải đổi mới trong cách thức tổ chức cũng như tư duy để tạo ra được những “sản phẩm” tình nguyện có tính thực tiễn cao, thể hiện được trách nhiệm của sinh viên đối với cộng đồng xã hội. Đổi mới nhưng phải phù hợp với điều kiện, nhu cầu và thời gian của sinh viên, giúp họ cân bằng giữa việc học và hoạt động phong trào.
Lê Văn Minh
Sinh viên Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM
Sinh viên Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM
tin liên quan
Lan tỏa hành động sống đẹpTối 8.10, tại TP.HCM, T.Ư Hội LHTN VN tổ chức lễ kỷ niệm 61 năm Ngày truyền thống Hội (15.10.1956 - 15.10.2017) và trao Giải thưởng 15.10, Giải thưởng Thanh niên sống đẹp.
Cán bộ Đoàn cần thể hiện bản lĩnh
Qua thời gian tham gia công tác Đoàn, tôi nhận thấy số lượng học sinh gia nhập tổ chức Đoàn còn ít, có thể do Đoàn chưa đủ sức hút. Do vậy, Đoàn cần có chương trình tuyên truyền tốt hơn để học sinh biết và hào hứng tham gia. Ngoài ra, hoạt động Đoàn dù sôi nổi nhưng chưa nổi bật hoặc có nổi bật nhưng số lượng đoàn viên tham gia không nhiều nên chưa phát huy hiệu quả.
Không chỉ vậy, lãnh đạo Đoàn các cấp cơ sở cần thể hiện rõ vai trò của mình bởi có một số thành viên chưa tạo sự tin tưởng. Do đó, thời gian sắp tới, lãnh đạo phong trào Đoàn cần thể hiện bản lĩnh từ trình độ cho đến năng lực, kỹ năng và nhiệt huyết.
Đặng Thị Phương Nhung
Bí thư Đoàn Trường THPT Thủ Đức, TP.HCM
Bí thư Đoàn Trường THPT Thủ Đức, TP.HCM
Bình luận (0)