Phải phục dựng lại như ban đầu

09/04/2013 03:15 GMT+7

Là ý kiến của bạn đọc về bài viết Sơn móng đỏ tượng La Hán đăng trên Thanh Niên ngày 8.4.

Là ý kiến của bạn đọc về bài viết Sơn móng đỏ tượng La Hán đăng trên Thanh Niên ngày 8.4.

>> Sơn móng đỏ tượng La Hán

Tôn trọng văn hóa

Trong bài viết tôi không thấy ý kiến của bên thực hiện phần “sơn móng đỏ” cho các bức tượng. Thế nhưng, cho dù có lý giải thế nào thì việc làm đó cũng không phù hợp với văn hóa Việt Nam về tâm linh lẫn hình thức bên ngoài. Đã là di tích quốc gia thì phải giữ đúng bản chất của nó, không chỉ để dành cho các thế hệ sau mà còn là sự tôn trọng lịch sử văn hóa của dân tộc. Có những ngành nghề, những hạng mục kiến trúc đòi hỏi phải có sự sáng tạo, thế nhưng đã là di tích thì phải giữ nguyên mẫu, càng ít đụng chạm càng tốt.

Dương Hùng
(dhungngoc324@yahoo.com)

Trách nhiệm người làm văn hóa bảo tồn ở đâu ?

Đọc bài viết mà cảm thấy đau lòng cho những di tích văn hóa. Không hiểu những người làm công tác bảo tồn di tích chùa Đậu nghĩ như thế nào mà cho quết sơn đỏ lên các bức tượng La Hán? Chỉ riêng việc để một di tích cấp quốc gia bị hư hỏng, xuống cấp như thế cũng đủ nói lên trách nhiệm của những người làm công tác quản lý di tích đến đâu. Cũng nhờ việc “tô đỏ tô đen” các bức tượng mà báo chí thông tin và các cơ quan có trách nhiệm mới “nhìn thấy”, biết đâu qua sự kiện này mà nhà chùa, các bức tượng La Hán mới về đúng chỗ, đúng nơi của nó.

Hoàng Oanh
(hoangyenanh_134@yahoo.com)

Hổ thẹn với tiền nhân

Từ một ngôi chùa có tam quan thuộc hàng đẹp nhất ở các tỉnh phía bắc mà nay chùa Đậu rơi vào tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, các cây cột bị ẩm mục, ngói xô, ngói thủng nát nhừ... Xin hỏi trách nhiệm bảo tồn di tích này thuộc về cá nhân, đơn vị nào? Việc phát hiện ra chùa đang có những thay đổi như thế, chính quyền địa phương có ý kiến gì chưa? Đề nghị Cục Quản lý bảo tồn di sản có ý kiến và trả lại hiện trạng ban đầu. Tiền nhân đã mất bao tâm huyết dựng lên di tích cho các thế hệ người Việt, thế nhưng đối xử với các di tích như thế là thiếu công bằng với tiền nhân và cả con cháu các đời sau.

Hải Anh
(haianhbui@gmail.com)

Nguyễn Thị Như Quỳnh  

Những người gìn giữ văn hóa dân tộc như thế này thì làm sao hậu duệ yêu mến và hiểu rõ về lịch sử?

Nguyễn Thị Như Quỳnh
(Phan Thiết, Bình Thuận)

 

Chuyện như đùa. Quản lý văn hóa mà hình như là... không biết văn hóa!

Anh Phúc
(P.15, Q. Tân Bình,TP HCM)

 
 Anh Phúc

Thiên Long
(thực hiện)

Ban CTBĐ
(tổng hợp)

>> Cảnh báo lễ hội biến tướng - Kỳ 8: Bất lực đứng nhìn?
>> Biến tướng lễ hội - Kỳ 7: Sàm sỡ, đánh nhau...
>> Cảnh báo biến tướng lễ hội - Kỳ 4: Rải tiền nơi cửa Phật
>> Biến tướng lễ hội - Kỳ 2: “Quan hóa”
>> Cảnh báo biến tướng lễ hội - Kỳ 5: Trần tục hóa

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.