Sáng nay 28.3, bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, cùng đoàn đại biểu và đại diện các cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) VN, Bộ Y tế, Sở Y tế TP.HCM, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM… đã đến làm việc với BHXH TP.HCM về việc thực hiện chính sách pháp luật khám chữa bệnh BHYT.
|
BHXH TP.HCM cho biết, tính đến cuối năm 2012, toàn thành phố có tổng cộng 4,8 triệu người tham gia BHYT, trong đó có 1,4 triệu HSSV, chiếm 15% là những người tham gia BHYT tự nguyện (những người kinh doanh, mua bán, hành nghề tự do, nội trợ…).
Theo BHXH thành phố, phần lớn những người tham gia BHYT tự nguyện là người có bệnh, bệnh nặng, bệnh mãn tính (vì những người không có bệnh thường không mua BHYT tự nguyện).
Theo quy định của Luật BHYT, hằng năm Sở Tài chính chuyển kinh phí hỗ trợ mức đóng cho các đối tượng tham gia BHYT như sau: hỗ trợ 30% kinh phí đóng BHYT cho HSSV; 50% với hộ gia đình cận nghèo.
Ngoài ra, UBND thành phố còn hỗ trợ 15% chi phí đồng chi trả cho người cận nghèo nhưng mắc bệnh ung thư, chạy thận nhân tạo thông qua Sở Y tế thành phố.
Tuy nhiên, việc hỗ trợ ngân sách 30% đóng BHYT cho HSSV là rất chậm, bởi phải qua nhiều thủ tục, nhiều cấp.
|
Theo Luật BHYT, người dân phải đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu từ tuyến bệnh viện (BV) quận huyện trở xuống. Dẫn đến khó khăn ở TP.HCM hiện nay là, sự phát triển của các BV tuyến quận huyện không theo kịp tốc độ gia tăng người bệnh BHYT, vì thế sẽ khó đảm bảo chất lượng khám chữa bệnh BHYT.
Vì vậy, BHXH TP.HCM đề xuất với UBND thành phố cho phép điều tiết việc phân bổ thẻ BHYT về các BV sao cho phù hợp, tránh dồn quá nhiều vào một BV nào đó.
Còn các BV tuyến trên của TP.HCM là nơi tiếp nhận khám chữa bệnh cho nhiều tỉnh thành, do vậy người bệnh BHYT phải chờ đợi lâu để được khám, lĩnh thuốc, đóng tiền đồng chi trả… khiến họ phàn nàn.
Bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, đề cao những vận dụng của TP.HCM trong việc hỗ trợ người tham gia BHYT, nhất là người nghèo, người đến từ các địa phương khác.
Nhưng bà Mai cho rằng về độ phủ số người tham gia BHYT tại TP.HCM như thế vẫn còn thấp.
Bà Trương Thị Mai đề nghị ngành y tế, cơ quan BHXH cùng phối hợp để thực hiện chính sách BHYT tốt hơn, giảm những quy định, thủ tục rườm rà, tạo điều kiện thuận lợi để càng có nhiều người bệnh tiếp cận được với các chính sách nhà nước trong khám chữa bệnh. Có như vậy mới mong tiến tới được BHYT toàn dân.
Thanh Tùng - Hà Minh
>> BHYT Hà Nội từ chối thanh toán gần 20 tỉ đồng
>> Bỏ ngay việc bác sĩ hắt hủi bệnh nhân BHYT
>> Đề xuất nâng hỗ trợ mức đóng BHYT đối với HSSV lên 50%
>> Không để vỡ quỹ BHYT vì tiền thuốc
>> Tây Ninh: Nóng chuyện khám, chữa bệnh với BHYT
>> Hỗ trợ BHYT cho hộ cận nghèo
>> WHO ủng hộ bảo hiểm y tế toàn dân
>> Đưa, nhận “quà” trong khám chữa bệnh có thể bị phạt 20 triệu đồng
>> Chi phí khám chữa bệnh ở TP.HCM tăng hơn 10% mỗi năm
Bình luận (0)